Thứ năm, 25/04/2024

3 năm chưa tăng giá bán điện, EVN xin điều chỉnh

24/09/2022 2:00 PM (GMT+7)

Trước những biến động khó kiểm soát về giá nhiên liệu, tỷ giá ngoại tệ, chi phí mua điện, EVN đề nghị cho phép điều chỉnh giá điện kịp thời.

3 năm chưa tăng giá bán điện bình quân

Trước thực tế lỗ sau thuế hợp nhất trong nửa năm đầu 2022 là 16.586 tỷ đồng, tham luận tại hội thảo Kinh nghiệm quốc tế về phát triển năng lượng phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia, do Ủy ban Đối ngoại Quốc hội tổ chức, ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã nêu lên những khó khăn, thách thức mà ngành điện đang phải đối mặt.

Theo ông Ngô Sơn Hải, 8 tháng đầu năm 2022, tình hình sản xuất kinh doanh của EVN gặp rất nhiều khó khăn vì giá thành khâu phát điện (chiếm tỷ trọng rất lớn 82,45% trong giá thành điện thương phẩm) tăng quá cao do giá nhiên liệu và các chi phí đầu vào tăng mạnh.

Đơn cử, giá than nhập tháng 8 trung bình 417,4 USD/tấn, tăng 3,48 lần so với kế hoạch năm.

“Việc đảm bảo cân đối của EVN chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố đầu vào biến động khó dự báo trước như giá nhiên liệu, tỷ giá ngoại tệ, cơ cấu sản lượng điện phát, chính sách tín dụng, tiền tệ; Chi phí đầu vào của sản xuất điện tăng cao do tỷ trọng nguồn phát giá thành cao tăng (nguồn năng lượng tái tạo, nguồn than nhập khẩu, giá khí tăng rất cao... )”, ông Ngô Sơn Hải nói.

3 năm chưa tăng giá bán điện, EVN xin điều chỉnh - Ảnh 1.

Ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng giám đốc EVN


Tuy nhiên, đây là năm thứ 3 liên tiếp giá bán điện bình quân chưa được tăng kể từ tháng 3/2019.

"Mặc dù EVN đã nỗ lực cố gắng để tiết kiệm chi phí, huy động tối ưu các nguồn điện... để giảm lỗ, nhưng với các giải pháp trong nội tại EVN đã và đang thực hiện vẫn không thể bù đắp được chi phí mua điện tăng cao so với kế hoạch đầu năm", ông Hải cho hay.

Mong được điều chỉnh giá điện kịp thời

Bởi vậy, đảm bảo an ninh cung cấp điện trong những năm tới, đại diện EVN đề nghị cho phép điều chỉnh giá bán lẻ điện một cách kịp thời theo đúng quy định của Quyết định số 24 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở các thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện tác động trực tiếp đến chi phí mua điện mà đơn vị điện lực không có khả năng kiểm soát, bao gồm giá nhiên liệu, tỷ giá ngoại tệ, cơ cấu sản lượng điện phát và chi phí mua điện trên thị trường điện.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh sản lượng điện sản xuất từ các nhà máy điện của EVN và 3 tổng công ty phát điện trực thuộc sẽ giảm dần giai đoạn 2021-2025, chỉ còn chiếm 40-45% so với tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống.

3 năm chưa tăng giá bán điện, EVN xin điều chỉnh - Ảnh 2.

EVN kiến nghị Chính phủ giao EVN đầu tư các dự án nguồn điện trọng điểm quốc gia, nguồn điện đa mục tiêu, lưới điện truyền tải đường trục, xương sống, cấp điện cho phụ tải, an sinh xã hội

Vì thế, EVN kiến nghị Bộ Công thương chỉ đạo các dự án nguồn điện ngoài EVN đảm bảo đúng tiến độ, vận hành ổn định.

Đề xuất có cơ chế để tư nhân đầu tư các hệ thống pin tích trữ năng lượng với quy mô công suất phù hợp (khoảng 20-25% công suất) tại các nhà máy điện gió, mặt trời cũng được đại diện EVN nhấn mạnh, nhằm duy trì vận hành công suất ổn định cho các nhà máy này, hạn chế quá tải cục bộ lưới điện.

Ngoài ra, EVN kiến nghị Chính phủ có cơ chế về thu xếp vốn và bảo lãnh vốn vay cho EVN để đầu tư các dự án nguồn, lưới điện trọng điểm theo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia;

EVN cũng kiến nghị Chính phủ giao EVN đầu tư các dự án nguồn điện trọng điểm quốc gia, nguồn điện đa mục tiêu, lưới điện truyền tải đường trục, xương sống, cấp điện cho phụ tải, an sinh xã hội,… “Để EVN có đủ thời gian chuẩn bị và thực hiện, tăng tỷ lệ nguồn điện của EVN để đảm bảo vai trò, nhiệm vụ được giao”, ông Ngô Sơn Hải nhấn mạnh.

Theo Giao thông

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Hãng sữa hàng đầu Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trưởng mới

Hãng sữa hàng đầu Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trưởng mới

Bà Mai Kiều Liên khẳng định: "Vinamilk đang trong thời điểm lý tưởng để thay đổi và tạo ra một chu kỳ tăng trưởng mới, vượt qua các thách thức trước mắt và nắm bắt các cơ hội tăng trưởng một cách hiệu quả nhất".

Doanh số 5 ông lớn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, ngành làm đẹp hốt bạc

Doanh số 5 ông lớn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, ngành làm đẹp hốt bạc

Doanh thu bán lẻ trên 5 sàn Thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với Q1/ 2023, chưa bao gồm doanh thu từ các phiên livestream.

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

TP.HCM, đầu tàu kinh tế của khu vực phía Nam, vẫn là thỏi nam châm cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ. Các kênh hiện đại như chuỗi bán lẻ và trung tâm mua sắm ghi nhận nhiều địa chỉ mới.

Những con số từ Singapore làm ấm lòng giới xuất khẩu gạo Việt Nam

Những con số từ Singapore làm ấm lòng giới xuất khẩu gạo Việt Nam

Việt Nam lần đầu tiên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, chiếm 32.03% thị phần trong quý 1 năm nay, vượt qua kim ngạch của gạo Ấn Độ và Thái Lan.

Walmart và loạt đại gia bán lẻ ở Mexico, Venezuela đến Việt Nam săn hàng Việt

Walmart và loạt đại gia bán lẻ ở Mexico, Venezuela đến Việt Nam săn hàng Việt

Một loạt nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Mỹ la tinh cho biết sẽ đến Việt Nam tìm nhà cung cấp thuộc nhiều ngành hàng như thực phẩm, quần áo, giày dép, đồ điện gia dụng…

Thêm nhiều vé máy bay giá mềm dịp cao điểm 30-4

Thêm nhiều vé máy bay giá mềm dịp cao điểm 30-4

Chỉ còn 1 tuần nữa đến kỳ nghỉ 5 ngày từ 27-4 đến 1-5, giá vé máy bay từ Hà Nội/TP HCM tới các điểm du lịch nhiều chặng bay gần cạn vé, song có một số đường bay đã được bổ sung nhiều chuyến bay đêm, tăng cung nhiều vé giá mềm