Ngay dưới chữ “BÁNH MÌ” là 2 chữ tiếng Anh “authentic
Vietnamese”, tạm dịch là “Việt Nam thực thụ”. Trên lưng áo, ngoài 2 dòng này
còn in hình ổ bánh mì thịt bên trong có thịt dăm bông và phô-mai đi kèm với rau
xà lách chứ không phải dưa chuột, ngò và đồ chua như thường thấy tại Việt Nam.
Dòng Hoodie do hãng thời trang nổi tiếng thế giới H&M vừa
tung ra in chữ “BÁNH MÌ” bằng tiếng Việt. Ảnh chụp màn hình trang web của hãng.
Trên website của H&M, dòng sản phẩm Hoodie mới này được đặt
trong phần châu Á. Phiên bản tiếng Việt của trang web H&M không có thông
tin cho biết về mức độ mới của sản phẩm. Tuy nhiên, website phục vụ thị trường Hong
Kong (Trung Quốc) của hãng khẳng định đây là hàng mới về, tức “new arrival”, với
giá bán mẫu màu trắng là 229 đô-la Hong Kong.
Trang web H&M phiên bản Hong Kong cũng cho biết thời
gian giao hàng tới Philippines là 3-6 ngày làm việc, đến Macao hoặc Đài Loan
(Trung Quốc) là 2-5 ngày làm việc.
Như vậy, bánh mì – món ăn đường phố rất phổ biến tại Việt Nam – vừa trở thành nguồn cảm hứng mới trong thiết kế thời trang của H&M. Trước hãng thời trang Thụy Điển đã có nhiều loại áo gió và áo khoác in hình bánh mì Việt Nam được bán trên Amazon, nền tảng thương mại điện tử số một thế giới.
“Bánh mì” đã được quốc tế hóa qua các bộ từ điển tiếng Anh quốc tế. Ảnh chụp màn hình từ điển Oxford của Anh.
Ngoài ra, bánh mì cũng đã hiện diện trên các bộ từ điển tiếng
Anh quốc tế hơn chục năm nay để giúp thế giới biết đây là món ăn phổ biến tại
Việt Nam.
Chiều 5/7, Công ty Hanoi Metro cho biết, giá vé hành khách đi trên hai tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội là Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Cầu Giấy sẽ được điều chỉnh tăng 40% với vé lượt và tăng 2,5 lần với giá vé tháng.
Tập đoàn bán lẻ AEON (Nhật Bản) dự kiến mở thêm 3 trung tâm mua sắm tại TP.HCM với vốn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng, tạo việc làm cho khoảng 1.000–1.500 lao động. Kế hoạch mở rộng này thể hiện cam kết lâu dài của AEON tại thị trường Việt Nam.
Thời gian tới, AEON - chuỗi trung tâm thương mại hàng đầu Nhật Bản dự kiến sẽ có thêm 3 trung tâm mua sắm tại TP.HCM. Trong đó, 2 trung tâm sẽ được mở rộng, phát triển ra các khu vực mới.
Những gói đồ ăn vặt và đồ uống “tí hon” đang xuất hiện ngày càng nhiều trên các kệ hàng, khi các thương hiệu cố gắng giữ chân người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu bằng các lựa chọn có giá rẻ hơn.
Chiều 5/7, Công ty Hanoi Metro cho biết, giá vé hành khách đi trên hai tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội là Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Cầu Giấy sẽ được điều chỉnh tăng 40% với vé lượt và tăng 2,5 lần với giá vé tháng.
Tập đoàn bán lẻ AEON (Nhật Bản) dự kiến mở thêm 3 trung tâm mua sắm tại TP.HCM với vốn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng, tạo việc làm cho khoảng 1.000–1.500 lao động. Kế hoạch mở rộng này thể hiện cam kết lâu dài của AEON tại thị trường Việt Nam.
Thời gian tới, AEON - chuỗi trung tâm thương mại hàng đầu Nhật Bản dự kiến sẽ có thêm 3 trung tâm mua sắm tại TP.HCM. Trong đó, 2 trung tâm sẽ được mở rộng, phát triển ra các khu vực mới.
Những gói đồ ăn vặt và đồ uống “tí hon” đang xuất hiện ngày càng nhiều trên các kệ hàng, khi các thương hiệu cố gắng giữ chân người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu bằng các lựa chọn có giá rẻ hơn.