Thứ sáu, 26/04/2024

3 ngôi Đền thiêng ở Cẩm Phả

PV

20/08/2022 6:00 AM (GMT+7)

Không chỉ được thiên nhiên ban tặng những kỳ quan đẹp như tiên cảnh làm say lòng người, Cẩm Phả - Hạ Long còn có 3 ngôi Đền Linh thiêng, giàu giá trị văn hoá mà ai cũng nên đến một lần

Đền Cửa Ông 700 năm tuổi

Đền Cửa Ông Cẩm Phả nằm trên đồi khu 9A, phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Vị trí đền cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 40km. Đền Cửa Ông là 1 trong 3 ngôi đền nổi tiếng nhất của tỉnh Quảng Ninh. Đây là nơi “gặp gỡ” của núi non, rừng già và biển cả, được thiên nhiên ưu ái ban tặng một vị trí đắc địa.

3 ngôi Đền thiêng ở Cẩm Phả - Ảnh 1.

Đền thờ Cửa Ông Quảng Ninh là ngôi đền được nhiều người dân địa phương tin tưởng và đi lễ nhiều nhất. Nơi đây thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng - người đã có công lớn đánh đuổi quân xâm lược Nguyên Mông vào thế kỷ XIII. Qua nhiều thế kỷ, những truyền thuyết linh thiêng, hào hùng về ngôi đền vẫn được truyền tụng cho những thế hệ sau.

3 ngôi Đền thiêng ở Cẩm Phả - Ảnh 2.

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, Đền Cửa Ông Quảng Ninh còn nguyên giá trị về văn hóa, lịch sử, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, gắn kết cộng đồng và phát triển văn hóa tâm linh...

3 ngôi Đền thiêng ở Cẩm Phả - Ảnh 3.

Địa danh này đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh và sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân địa phương. Đồng thời, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn đối với nhiều du khách trong và ngoài nước.

Đền Cặp Tiên

Cách đền Cửa Ông (TP Cẩm Phả) khoảng 2km, đền Cặp Tiên (huyện Vân Đồn) là một địa chỉ du lịch văn hóa tâm linh thu hút khá đông du khách đến tham quan, vãng cảnh, đặc biệt vào dịp đầu năm.

3 ngôi Đền thiêng ở Cẩm Phả - Ảnh 4.

Được biết, Đền Cặp Tiên còn gọi là đền Cô bé Cửa Suốt nằm trong quần thể di tích đền Cửa Ông được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp bằng công nhận Di tích lịch sử năm 1989. Ngôi đền này có vị trí đắc địa, lưng tựa núi, mặt hướng ra biển, tạo ra một không gian yên tĩnh, thơ mộng, linh thiêng.

3 ngôi Đền thiêng ở Cẩm Phả - Ảnh 5.

Tương truyền, đền Cặp Tiên thờ vị tiểu thư là con gái Trần Quốc Tảng (một vị tướng và là con trai thứ 3 của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn) nên có tên gọi là đền Cô bé Cửa Suốt. Sau này, vào thời Nguyễn, một ông quan chánh đã được nhân dân địa phương tôn làm hậu thần và thờ tại đền nên xưa kia Đền còn có tên là đền Quan Chánh.

3 ngôi Đền thiêng ở Cẩm Phả - Ảnh 6.

Trải qua thời gian, từ một ngôi đền nhỏ nằm trên chân đồi, đền Cặp Tiên nay được tu bổ, trùng tu khang trang, thoáng đãng. Du khách đến đây, ngoài tham quan, vãng cảnh, hành lễ tại ngôi đền chính, động Sơn Trang, còn một địa điểm mà du khách không thể bỏ qua, đó là giếng Tiên, nằm trong khuôn viên của đền.

Cụm di tích đình - nghè Cẩm Hải

Cụm di tích gồm hai điểm di tích là đình Cẩm Hải và nghè Cẩm Hải. Trước năm 1981, Cẩm Hải có tên là Văn Châu nên đình và nghè được gọi theo tên địa danh của xã là đình Văn Châu và nghè Văn Châu. Đình Cẩm Hải tọa lạc trên một quả đồi nhỏ hình mu rùa, thuộc địa phận thôn 3; nghè Cẩm Hải nằm ở trên gò đất thuộc thôn 5, cách TP Hạ Long khoảng 55km.

3 ngôi Đền thiêng ở Cẩm Phả - Ảnh 7.

Nghè còn được gọi là miếu Cửa Biển vì nghè được xây dựng tại vị trí cửa biển với ý nghĩa trấn ải vùng biển, phù hộ cho người dân ra biển được mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng.

Đình Cẩm Hải và nghè Cẩm Hải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong mỗi dịp lễ hội, người ta tổ chức lễ hội cả ở đình và nghè. Các vị thành hoàng làng được rước từ đình ra nghè để làm lễ sau đó lại rước về đình làm lễ đại tế. Sự hình thành của đình - nghè Cẩm Hải gắn với tín ngưỡng thờ thành hoàng làng có truyền thống lịch sử lâu đời được lưu truyền, gìn giữ.

3 ngôi Đền thiêng ở Cẩm Phả - Ảnh 8.

Hằng năm, vào dịp lễ hội đình - nghè Cẩm Hải sẽ có lễ rước các vị thành hoàng, mỗi năm luân phiên rước 1 vị từ đình ra trấn ải tại nghè cùng với Ngọc Sơn Chấn Hải Đại Vương. Đình Cẩm Hải còn mở hội đầu xuân vào mùng 2 tháng Giêng và làm lễ dâng hương cầu cho mùa màng bội thu, mưa thuận, gió hòa. Ngày mùng 10 tháng 8 (âm lịch) dân làng làm lễ giỗ tổ tại đình. Lễ hội chính hằng năm thì diễn ra từ ngày 30 tháng 5 đến hết ngày 2 tháng 6 (âm lịch).

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Sân bay Tân Sơn Nhất lên phương án phục vụ cao điểm lễ 30/4

Sân bay Tân Sơn Nhất lên phương án phục vụ cao điểm lễ 30/4

Dự kiến đón gần 700.000 lượt khách trong giai đoạn cao điểm lễ từ 26/4– 1/5, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã lên phương án, tăng cường nhân lực phục vụ.

Sách: Điện Biên Phủ qua góc nhìn người lính, những người tham gia vào công cuộc tái thiết

Sách: Điện Biên Phủ qua góc nhìn người lính, những người tham gia vào công cuộc tái thiết

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Nhà xuất bản Trẻ phát hành bộ sách tuyệt đẹp với thiết kế bìa đồng bộ của họa sĩ Mai Quế Vũ.

Diễn đàn quốc tế Trinity lần đầu tại Việt Nam sẽ hỗ trợ nhiều lĩnh vực kinh tế

Diễn đàn quốc tế Trinity lần đầu tại Việt Nam sẽ hỗ trợ nhiều lĩnh vực kinh tế

Nhiều lĩnh vực liên quan đến hàng không được kỳ vọng sẽ nhận thêm trợ lực mới thông qua diễn đàn quốc tế Trinity 2024 tại TP.HCM tháng 11 tới đây.

Những sản phẩm du lịch Hạ Long hấp dẫn dịp hè 2024

Những sản phẩm du lịch Hạ Long hấp dẫn dịp hè 2024

TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã và đang trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của du khách trong và ngoài nước mỗi mùa du lịch hè. Với mục tiêu không ngừng đổi mới, địa phương cũng đang tập trung đưa các sản phẩm du lịch mới vào hoạt động.

Tour nội địa “lép vế” tour nước ngoài dịp lễ 30/4

Tour nội địa “lép vế” tour nước ngoài dịp lễ 30/4

Nhu cầu đi du lịch lễ 30/4 năm nay tăng cao khi kỳ nghỉ kéo dài đến 5 ngày. Tuy nhiên, sức nóng lại đang dồn vào các tour du lịch nước ngoài hơn là du lịch nội địa.

Thử nấu món ăn, thức uống từ những bộ phim đình đám

Thử nấu món ăn, thức uống từ những bộ phim đình đám

Không ít lần ta đã bắt gặp những món ăn hấp dẫn trên phim ảnh, vậy thì liệu các món ăn này sẽ như thế nào khi chế biến ngoài thực tế?