Thứ sáu, 19/04/2024

5 lý do xuất hiện làn sóng nghỉ việc ồ ạt

09/07/2022 6:00 PM (GMT+7)

Nhiều người đi làm trên thế giới chia sẻ rằng họ đang có ý định nghỉ việc ngay cả khi tình trạng thất nghiệp đang leo thang trên toàn thế giới.


Các nhà cung cấp giải pháp nhân sự đánh giá sau hơn hai năm chịu tác động từ đại dịch COVID-19 đã có những thay đổi chóng mặt trong thị trường kinh doanh, nguồn nhân lực và tổ chức trên quy mô lớn.

Không chỉ dừng lại ở tình trạng nghỉ việc ồ ạt, người lao động còn sẵn sàng rời bỏ ngành nghề, chuyển đổi cách thức làm việc và đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với nhà tuyển dụng.

Kết quả khảo sát thị trường lao động do LinkedIn (mạng cộng đồng người đi làm chuyên nghiệp lớn nhất trên thế giới với hơn 860 triệu thành viên) và Anphabe (nhà cung cấp các giải pháp tuyển dụng và thương hiệu nhà tuyển dụng cho doanh nghiệp) đã chỉ ra 5 yếu tố về làn sóng nghỉ việc sáu tháng đầu năm 2022.

5 lý do xuất hiện làn sóng nghỉ việc ồ ạt - Ảnh 1.

Kết quả khảo sát thể mức độ gắn kết với doanh nghiệp ngày càng giảm sút


Trào lưu nghỉ việc ồ ạt: Bắt đầu xuất hiện từ giữa năm 2021. Nhiều người đi làm trên thế giới chia sẻ rằng họ đang có ý định nghỉ việc ngay cả khi tình trạng thất nghiệp leo thang trên toàn thế giới.

Khảo sát nguồn nhân lực của Anphabe hồi cuối năm 2021 cũng cảnh báo tình trạng này đã lan tới Việt Nam khi tỉ lệ người đi làm đang tìm kiếm công việc mới trong 6 tháng gần nhất là 58%.

Đáng chú ý, sang quý I/2022, khi đã nhận lương thưởng, hoạt động tìm kiếm công việc mới đã nhanh chóng chuyển thành thực tế nghỉ việc được ghi nhận cao nhất so với ba năm trở lại đây.

Trong đó, ngành pháp lý, nhân sự, marketing có tỷ lệ nghỉ việc cao nhất lên đến hơn 40%. Đặc biệt, người lao động càng trẻ tỷ lệ nghỉ việc càng nhiều, con số lên đến 36%.


Công khai nghỉ việc và cởi mở với cơ hội: Mạng xã hội nghề nghiệp lớn nhất thế giới LinkedIn chia sẻ một hiện tượng đáng chú ý, đó là các thành viên trên mạng xã hội này ngày càng cởi mở đăng tải thông điệp “Open to Work – Đang tìm việc làm mới” trên hồ sơ cá nhân.

Số liệu thể hiện tháng 4-2022, có tới 260.000 trong số gần bốn triệu thành viên tại Việt Nam đã cập nhật trạng thái “Open To Work”.

Nghỉ việc nghỉ luôn cả ngành: Tỷ lệ những người đã nghỉ việc muốn chuyển sang ngành khác rất cao. Trung bình cứ 10 người nghỉ việc có 4 người muốn chuyển sang ngành khác (chiếm 40%). Trong đó, cao nhất đến từ ngành Viễn thông (66%); Du lịch (54%); Điện tử (53%); Vật liệu (53%); Quảng cáo (51%)…

Thay đổi lớn trong tư duy chọn việc và cách thức làm việc: Thay vì tiếp tục lựa chọn hình thức làm việc toàn thời gian cho các công ty, 14% người đi làm chia sẻ rằng họ sẽ nghỉ việc để làm công việc tự do (freelance); 39% chọn làm công việc cố định nhưng vẫn sẵn sàng làm công việc freelance hoặc làm thêm công việc thứ 2 (ví dụ bán hàng online).

Con số này cũng phản ánh một xu hướng mới của người đi làm hậu COVID-19, thích chọn những hình thức công việc có nhiều tự do, thoải mái hơn, vì thế khẳng định xu hướng nền kinh tế chia sẻ (Gig economy) sẽ còn diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới.

Vòng lặp nghỉ việc tiếp tục nghỉ việc ngày càng nhiều: Theo Anphabe, nguyên nhân cho tình trạng nghỉ việc ồ ạt và người ra đi cũng không mặn mà giữ quan hệ tốt với công ty cũ là do mức độ gắn kết của người đi làm Việt Nam đang thấp chưa từng có.

Bà Thanh Nguyễn – Giám đốc Điều hành và Truyền cảm hứng hạnh phúc tại Anphabe chia sẻ: "Có thể coi thực tế nghỉ việc hiện nay tại một doanh nghiệp như thước đo cho khả năng gắn kết nhân viên cũng như lãnh đạo nguồn nhân lực trong biến động của doanh nghiệp trong khoảng thời gian trước đó.

Vì thế, bên cạnh các chuyển đổi kinh doanh, các công ty sẽ đầu tư nhiều hơn nữa cho mục tiêu chăm sóc, gắn kết người lao động tương ứng với các xu hướng mới.

Đồng thời xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng theo hướng mở rộng nguồn nhân lực tiềm năng và thu hút nhân tài với các giá trị cốt lõi phù hợp với mục tiêu mới của doanh nghiệp để gia tăng khả năng gắn kết lâu dài."

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã "rã đông" nhưng vẫn chưa thực sự khởi sắc bởi tâm lý nhà đầu tư chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh. Xếp hạng tín dụng được xem là một giải pháp tăng niềm tin đầu tư, nâng bền vững thị trường.

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Tiềm năng của thị trường gọi xe công nghệ ở Việt Nam còn rất lớn, các doanh nghiệp dẫn đầu đang vẽ lại bức tranh thị trường

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai ngay giải pháp tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch cao

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung 4 điều trong Thông tư 30 là Điều 3, Điều 7, Điều 13 và Điều 16.

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng không còn đứng ở mức đỉnh "chót vót" ghi nhận trong ngày hôm qua đối với vàng nhẫn 9999, song giá vàng miếng SJC vẫn đang "đu đỉnh" gần 85 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia chỉ điểm "bình thường" và "bất thường" khi vàng "nhảy múa".

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Trong khi phân khúc chung cư tăng giá vùn vụt suốt cả năm 2023 kéo dài tới hiện tại vẫn ở biểu đồ đi lên thì đất nền, nhất là đất ven đô lại "ngủ" khá lâu.