Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank, UPCoM: VBB) vùa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023.
Theo Vietbank, kết quả kinh doanh của VietBank trong nửa đầu năm ghi nhận các chỉ số đều tăng trưởng, bám sát kế hoạch đại hội đồng cổ đông giao, đảm bảo an toàn hoạt động theo quy định.
Cụ thể, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm của Vietbank đạt 369 tỷ đồng, tương đồng so với cùng kỳ năm 2022. Tổng tài sản đạt 115.699 tỷ đồng, tăng 3,9% so với đầu năm, đạt 102% kế hoạch. Cấu trúc danh mục tài sản được cơ cấu theo hướng gia tăng tỷ trọng tài sản có sinh lời.
Tổng dư nợ tín dụng của Vietbank đạt 69.251 tỷ đồng; trong đó cho vay khách hàng đạt 68.532 tỷ đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2022 và đảm bảo tuân thủ hạn mức tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Tại thời điểm 30/06/2023, tỷ lệ nợ xấu của Vietbank được kiểm soát chặt chẽ dưới mức 3% theo quy định. Tổng huy động khách hàng của Vietbank đạt 89.000 tỷ đồng, tăng 9,7% so với đầu năm, phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng và Vietbank đảm bảo tốt các tỷ lệ an toàn thanh khoản.
Tổng thu nhập hoạt động đạt 1.131 tỷ đồng trong 06 tháng đầu năm 2023. Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 919 tỷ đồng, chiếm hơn 81% tỷ trọng và là nguồn thu nhập chủ yếu của Ngân hàng.
Thu nhập ngoài lãi chưa có sự cải thiện đáng kể, vẫn duy trì quanh mức 19 - 20% tổng thu nhập. Chi phí dự phòng ghi nhận 68 tỷ đồng, giảm 60% so với cùng kỳ năm 2022 do Ngân hàng đẩy mạnh công tác thu hồi, xử lý nợ xấu và kiểm soát tốt chất lượng các khoản nợ phát sinh trong kỳ.
"6 tháng đầu năm 2023, kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Trong bối cảnh đó, hoạt động của Vietbank vẫn có sự tăng trưởng ổn định theo định hướng minh bạch, an toàn, hiệu quả", đại diện Vietbank, chia sẻ.
Bên cạnh đó, Vietbank vừa được NHNN chấp thuận bằng văn bản về việc tăng vốn điều lệ tối đa thêm 1.003 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo phương án tăng vốn điều lệ đã được đại hội đồng cổ đông thông qua.
Cụ thể, Vietbank dự kiến phát hành 100,3 triệu cp cho cổ đông hiện hữu nhằm tăng vốn điều lệ với tỷ lệ 21% (cổ đông sở hữu 100 cp sẽ được mua thêm 21 cp mới). Theo đó, vốn điều lệ của nhà băng này dự kiến tăng từ 4.777 tỷ đồng lên 5,780 tỷ đồng.
Toàn bộ số vốn tăng thêm được dự kiến sử dụng cho hoạt động kinh doanh, đầu tư trái phiếu, bảo đảm tuân thủ các tỷ lệ an toàn trong hoạt động và kinh doanh sinh lợi cho Vietbank.
Trên sàn UPCoM, giá cổ phiếu VBB đang được giao dịch quanh mức 11.800 đồng/cp (phiên chiều 28/07), tăng 55% so với đầu năm. Thanh khoản bình quân gần 20.000 cp/ngày.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; có chế tài xử lý nghiêm theo quy định các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.
Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) và Ngân hàng UOB vừa ký biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy hợp tác kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào TP.HCM và miền Nam.
Tại báo cáo mới nhất về dự báo kinh tế Việt Nam quý IV, các chuyên gia của Ngân hàng UOB cho biết, quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đi đúng hướng.
Hiện nay, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số, với khoảng 20 triệu người sở hữu tài sản số. Hàng năm có khoảng 120 tỷ USD là tiền mã hóa được chuyển vào Việt Nam nhưng lĩnh vực này chưa có luật điều chỉnh.
Các chuyên gia cho biết có nhiều yếu tố sẽ thúc đẩy đồng USD bật tăng trong những tháng cuối năm và VND chịu sức ép. Tuy nhiên, việc thặng dư thương mại của Việt Nam ở mức cao, vốn FDI thực hiện tăng 8,8% và dòng kiều hối dồi dào vào cuối năm được kỳ vọng sẽ phần nào hỗ trợ cho đồng VND.
Bỗng dưng nhận được thông báo phí SMS Banking tăng gấp nhiều lần, không ít người đã quyết định hủy dịch vụ, chuyển sang lựa chọn miễn phí