Trong tháng 5, cả nước có hơn 12.000 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 24,2% so với tháng trước và giảm 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, còn có 5.952 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.
Ở chiều ngược lại, trong tháng 5 ghi nhận 5.364 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, 4.717 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và 1.223 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.
Như vậy, tính chung 5 tháng đầu năm 2023, cả nước có 95.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Bình quân một tháng có 19 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 88.000 đơn vị, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 17.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Năm tháng đầu năm, số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới giảm 25,3% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là mức thấp nhất trong giai đoạn 5 tháng đầu năm kể từ 2019 đến nay. Kinh doanh bất động sản là ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm mạnh nhất, nhưng tốc độ giải thể lại tăng cao nhất. Từ đầu năm đến nay, trung bình cứ 3 doanh nghiệp bất động sản thành lập mới, thì 1 doanh nghiệp giải thể.
Khảo sát vừa qua của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân - hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính (Ban IV) cũng cho thấy hiện trạng khó khăn của doanh nghiệp. Niềm tin của doanh nghiệp đối với kinh tế vĩ mô, kinh tế ngành đặc biệt thấp. Trong tổng số 9.556 doanh nghiệp tham gia khảo sát, có 82,3% doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô, tạm ngừng kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh trong các tháng còn lại của năm. Ngược lại chỉ 13,5% cho biết sẽ giữ nguyên quy mô.
Đặc biệt, tỷ lệ doanh nghiệp ngừng kinh doanh, chờ giải thể là 10,9%, tỷ lệ tạm ngừng kinh doanh là 12,4%. Ban IV cho rằng đây là con số đáng báo động
Trong số doanh nghiệp còn hoạt động, 71,2% dự kiến giảm quy mô lao động trên 5%, trong đó có 22,2% dự kiến giảm trên 50%. Ban IV nhận định, làn sóng sa thải người lao động có thể tiếp diễn ở các tháng cuối năm 2023, do những khó khăn vĩ mô và nội tại của doanh nghiệp.
Tính theo địa phương, TPHCM có tỷ lệ doanh nghiệp dự kiến giảm trên 50% lao động cao nhất (25,8%), sau đó đến Bình Dương (24%).
Về sản xuất công nghiệp, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5/2023 ước tính tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số này tăng ở 49 địa phương và giảm ở 14 địa phương.
Theo Tiền Phong
Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, TP.HCM khẩn trương hoàn thành các thủ tục triển khai Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM trong tháng 12/2024, cơ bản hình thành Trung tâm trong quý I/2025.
Nhiều đơn hàng trên sàn thương mại điện tử Temu đình đám của Trung Quốc không được thông quan và giao dịch tại Việt Nam trong hôm nay. Nguyên nhân là Temu vừa tạm dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Nghĩa vụ của Temu là phải chuyển trả lại tiền cho người tiêu dùng.
Nhu cầu đi lại bằng tàu hoả để về quê, du lịch trong dịp Tết của người dân vẫn rất lớn. Chỉ sau 2 tháng mở bán, ngành đường sắt đã bán thành công hơn 137.000 vé.
Đây là loạt dự án có khả năng đem về cho ngân sách TP.HCM 18.000 tỷ đồng. Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa yêu cầu các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ cho 5 dự án này.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; có chế tài xử lý nghiêm theo quy định các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.
Tỷ lệ hài lòng chung của phụ huynh và học sinh ở TP.HCM đối với dịch vụ giáo dục công năm 2024 cao hơn so với năm 2023, theo kết quả khảo sát của Sở Giáo dục & Đào tạo (GDĐT) thành phố