ACV phải trích lập dự phòng khoản phải thu ngắn hạn khó đòi gần 3.642 tỷ đồng
Quốc Hải
03/02/2024 7:30 AM (GMT+7)
Tính đến cuối năm 2023, ACV phải trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi gần 3.642 tỷ đồng từ các hãng hàng không, chiếm 40% các khoản phải thu khách hàng.
ACV phải trích lập dự phòng khoản phải thu ngắn hạn khó đòi từ các hãng hàng không với gần 3.642 tỷ đồng. Ảnh: ACV
Theo báo cáo tài chính quý IV/2023 mới công bố của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV), trong quý này, ACV ghi nhận doanh thu thuần tăng 24% so với cùng kỳ, lên 5.047 tỷ đồng.
Trong đó mảng cung cấp dịch vụ hàng không đem về gần 4.068 tỷ đồng, chiếm 80% doanh thu thuần và tăng 20%. Mảng dịch vụ phi hàng không và bán hàng lần lượt chiếm 14% và 6%. Lợi nhuận gộp đạt 2.696 tỷ, tăng 43%. Biên lãi gộp cải thiện lên 53,4% trong quý IV/2023.
Trong kỳ, chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất với 1.323 tỷ đồng, tăng 54%, chủ yếu do trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi gần 1.075 tỷ đồng.
Tại cuối năm 2023, ACV phải trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi gần 3.642 tỷ đồng từ các hãng hàng không (Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways, Pacific Airlines), chiếm 40% các khoản phải thu khách hàng. Sau khi khấu trừ chi phí, ACV báo lãi sau thuế đạt 1.565 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2022.
Lũy kế cả năm 2023, ACV đem về 20.032 tỷ đồng doanh thu thuần, lãi sau thuế đạt 8.572 tỷ đồng, tăng lần lượt 45% và 18% so với năm 2022.
Các khoản phải thu ngắn hạn tăng gần gấp đôi đầu năm, ở mức 12.771 tỷ đồng, trong đó phải thu từ hãng Vietjet là 2.981 tỷ, Bamboo Airways là 2.132 tỷ và Vietnam Airlines là 1.831 tỷ đồng.
Ngoài ra, việc thực hiện các dự án trọng điểm của ngành hàng không cũng khiến chi phí xây dựng cơ bản dở dang của ACV tăng 65% so với đầu năm lên 7.852 tỷ, tập trung chủ yếu vào hai dự án sân bay Long Thành và nhà ga hành khách T3 Tân Sơn Nhất. So với cuối quý III, khoản mục này tăng thêm 1.000 tỷ đồng.
Các khoản nợ khó thu hồi của ACV
ACV hiện cũng có khoản đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp như: Công ty CP Dịch vụ Hàng Không Sân bay Tân Sơn Nhất (1.585 tỷ đồng), Công ty CP Phục vụ Mặt đất Sài Gòn (486,8 tỷ đồng), Công ty TNHH Dịch vụ Bảo Dưỡng Máy bay Cảng Hàng không Miền Nam (15,3 tỷ đồng), Công ty CP Vận tải Hàng không Miền Nam (14,8 tỷ đồng), Công ty CP Phục vụ mặt đất Hà Nội (30 tỷ đồng)...
Cuối năm 2023, tổng tài sản của ACV trên 67.129 tỷ đồng, tăng 12% so với đầu năm. Lượng tiền, tiền gửi ngân hàng của ACV là 28.738 tỷ, chiếm 43% tổng tài sản. Năm qua, ACV nhận về hơn 1.636 tỷ đồng từ lãi tiền gửi.
Tại thời điểm cuối năm 2023, ACV có 4 khoản vay dài hạn đến hạn trả, cụ thể:
Thứ nhất, khoản vay tín dụng cho dự án Xây dựng nhà ga hành khách Quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất bằng nguồn vốn ODA theo hiệp định vay vốn số VNIX-2 ngày 29/3/2020 giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Quốc tế Nhật Bản (JBIC).
Tổng số vốn vay là 22.768.000.000 JPY, lãi suất cho vay 1,6%/năm tính trên số dư nợ vay (phí cho vay 0,2%/ năm trên số dư được trích trong lãi suất cho vay); số dư nợ vay đến 31/12/2023 là 13.158.921.085,72 yên Nhật (JPY), trong đó dư nợ vay đến hạn trả là 73.051.171,44 JPY (thực hiện thanh toán một năm hai kỳ với số tiền từng lần 365.525.585,72 JPY).
Thứ hai, khoản vay tín dụng sử dụng cho Dự án xây dựng nhà ga Quốc tế Nội Bài T2 bằng vốn ODA theo Hiệp định vay vốn VNXVII-6 giữa Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ Việt Nam.
Tổng số vốn vay 12.607.000.000 JPY, lãi suất 0,4% áp dụng cho chi phí xây dựng, 0,21% chi phí tư vấn, số dư nợ vay tại thời điểm 31/12/2023 là 10.744.244.252 JPY, trong đó dư nợ đến hạn trả 405.443.178JPT.
Thứ ba, khoản vay theo Hiệp định số VN11-P6 về dự án "Xây dựng Nhà Ga Quốc tế Nội Bài T2", giá trị khoản vay là 20.584.000.000 yên Nhật, lãi suất cho vay 0,4% áp dụng cho chi phí xây dựng , 0,21% cho chi phí tư vấn. Số dư nợ vay đến ngày 31/12/2023 là 19.111.872.000 JPY, trong đó số dư nợ vay đến hạn trả 670.592.00JPY.
Thứ tư, khoản vay theo hiệp định VN13-P3 có giá trị 26.062.000.000 Yên Nhật. Số dư nợ vay đến ngày 31/12/2023 là 21.732.480.000 yên Nhật, trong đó số dư nợ vay đến hạn trả là 724.416.00JPY.
Đồng tiền mã hóa mới của Tổng thống Donald Trump mang tên $TRUMP đã tạo nên cơn sốt ngay khi ra mắt, với giá trị thị trường đã vượt mốc 10 tỷ USD chỉ trong vài ngày.
Các nhà đầu tư đã chào đón ông Donald Trump nhậm chức lần thứ hai với dự đoán những lợi ích từ chương trình nghị sự ủng hộ doanh nghiệp của ông, dù vẫn cảnh giác với các chính sách thương mại bảo hộ, đặc biệt là lập trường của ông về thuế quan.
Giá vàng hôm nay 18/1/2025 trong nước vàng SJC và nhẫn trơn giảm mạnh theo giá vàng thế giới. Trong phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn cùng đi xuống, tuột khỏi mốc 87 triệu đồng/lượng.
Kết quả điều tra xu hướng tín dụng do đơn vị chức năng của Ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy các tổ chức tín dụng dự báo lĩnh vực phát triển công nghiệp và xây dựng sẽ có nhu cầu vay vốn tăng cao nhất trong năm 2025.
Đồng tiền mã hóa mới của Tổng thống Donald Trump mang tên $TRUMP đã tạo nên cơn sốt ngay khi ra mắt, với giá trị thị trường đã vượt mốc 10 tỷ USD chỉ trong vài ngày.
Các nhà đầu tư đã chào đón ông Donald Trump nhậm chức lần thứ hai với dự đoán những lợi ích từ chương trình nghị sự ủng hộ doanh nghiệp của ông, dù vẫn cảnh giác với các chính sách thương mại bảo hộ, đặc biệt là lập trường của ông về thuế quan.
Giá vàng hôm nay 18/1/2025 trong nước vàng SJC và nhẫn trơn giảm mạnh theo giá vàng thế giới. Trong phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn cùng đi xuống, tuột khỏi mốc 87 triệu đồng/lượng.
Kết quả điều tra xu hướng tín dụng do đơn vị chức năng của Ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy các tổ chức tín dụng dự báo lĩnh vực phát triển công nghiệp và xây dựng sẽ có nhu cầu vay vốn tăng cao nhất trong năm 2025.