Hà Nội 31oC
Thứ hai, 27/03/2023

Áp thuế chống bán phá giá với đường đơn của Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia

26/11/2021 6:30 AM (GMT+7)

Theo quyết định của Bộ Công Thương, mức thuế chống bán phá với một số sản phẩm Sorbitol (đường đơn) có xuất xứ từ Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia được áp đặt từ hơn 44,3% đến 68,5%.

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 2644 về việc áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm Sorbitol có xuất xứ từ Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc.

 

Theo đó, mức thuế chống bán phá giá chính thức với tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Ấn Độ là 52,7%.

 

Mức thuế này với PT Sorini Agro Asia Corporindo, PT Sorini Towa Berlina Corporindo của Indonesia là 44,39%. Trong khi đó, mức thuế áp dụng với tổ chức, cá nhân khác sản xuất, xuất khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Indonesia là 57,55%.

 

Shangdong Tianli Pharmaceutical Co., Ltd bị áp thuế ở mức 44,99%. Mức thuế 68,5% được áp đặt với tổ chức, cá nhân khác sản xuất, xuất khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc.

 

Áp thuế chống bán phá giá với đường đơn của Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia - Ảnh 1.

Bộ Công Thương vừa quyết định áp thuế chống bán phá giá với đường đơn của Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia.

 Các mức thuế chống bán phá giá trên chính thức có hiệu lực kể từ ngày 23/11/2021. Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức là 5 năm kể từ ngày 23/11/2021.

 

Bộ Công Thương bắt đầu tiến hành vụ việc điều tra từ tháng 12/2020 trên cơ sở đề nghị của của ngành sản xuất trong nước nộp vào tháng 9/2020. Quá trình điều tra vụ việc được thực hiện theo đúng quy định của Luật Quản lý ngoại thương, các quy định liên quan cũng như Hiệp định chống bán phá giá của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

 

Kết quả điều tra chính thức cho thấy lượng hàng hóa bị điều tra nhập khẩu từ Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc gia tăng đột biến. Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá là nguyên nhân chính gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

 

Theo Bộ Công Thương, việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức sẽ góp phần tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất trong nước, phát triển nguồn nguyên liệu, từ đó nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

 

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan theo dõi tác động của biện pháp PVTM, tình hình sản xuất, cung-cầu, giá cả... để đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thuận lợi cho các ngành sản xuất theo đúng quy định.

 

 


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giá vàng tuần này sẽ giảm sâu?

Giá vàng tuần này sẽ giảm sâu?

Trong bối cảnh vàng thế giới tiếp tục đi xuống, giá vàng trong nước đứng im và dự báo sẽ giảm mạnh vào tuần này.

Phúc Long tiết lộ lợi nhuận, tự tin vượt cả Starbucks, Highlands, tính mở thêm 90 cửa hàng mới

Phúc Long tiết lộ lợi nhuận, tự tin vượt cả Starbucks, Highlands, tính mở thêm 90 cửa hàng mới

Phúc Long tự tin lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao cấp cửa hàng và công ty đang ở mức cao nhất ngay cả khi so sánh với các chuỗi F&B trên toàn cầu.

Nhiều khách sạn tại TP.HCM đóng cửa, rao bán

Nhiều khách sạn tại TP.HCM đóng cửa, rao bán

Hàng loạt khách sạn tại trung tâm TP.HCM đang đóng cửa, rao bán, cho thuê. Các khách sạn này phần lớn từ 0-3 sao. Thiếu khách quốc tế, khó khăn về tài chính khiến họ không thể cầm cự.

Giá gạo Ấn Độ giảm khi các thương nhân mua gạo Việt Nam

Giá gạo Ấn Độ giảm khi các thương nhân mua gạo Việt Nam

Giá gạo 5% tấm của Việt Nam không đổi ở mức 450 USD/tấn trong tuần này, các thương nhân Việt Nam hy vọng việc giá cả cạnh tranh và nguồn cung tăng sẽ thu hút thêm đơn đặt hàng từ những khách hàng lớn.

Giá iPhone 14 tại Việt Nam đã xuống đáy

Giá iPhone 14 tại Việt Nam đã xuống đáy

Đại diện các chuỗi bán lẻ chia sẻ đang phải chấp nhận cắt giảm biên lợi nhuận, hạ giá dòng iPhone 14 xuống mức đáy nhằm thu hồi vốn và kích cầu thị trường.

Trái cây Việt có cạnh tranh sòng phẳng được với hàng ngoại trên sân nhà?

Trái cây Việt có cạnh tranh sòng phẳng được với hàng ngoại trên sân nhà?

Thách thức lớn cho ngành hàng trái cây Việt là liệu có thể cạnh tranh sòng phẳng với các sản phẩm ngoại ngay trên “sân nhà” khi chất lượng và tiêu chuẩn còn khá mông lung?