Thứ năm, 25/04/2024

Ba bài học từ sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon

12/03/2023 5:30 PM (GMT+7)

Điều đã đưa SVB đến sụp đổ không phải là cho các công ty khởi nghiệp mạo hiểm vay tiền, hay "đánh bạc" bằng những đồng tiền điện tử, hoặc một số kế hoạch công nghệ thiếu cân nhắc khác. Mà đó là một cách điều hành ngân hàng kiểu cũ, bắt đầu từ năm 2021 với một loạt quyết định tồi tệ.

Ba bài học từ sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon - Ảnh 1.

Trụ sở chính của Ngân hàng Thung lũng Silicon ở Santa Clara, California. Ảnh: The New York Times

Sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon có thể dạy chúng ta điều gì về ngành công nghệ?

Theo tờ New York Times, ở một cấp độ, thì không nhiều. Đúng là SVB, như cách gọi tắt của những người trong ngành công nghệ, là một tổ chức tài chính ở Thung lũng Silicon, với nhiều khách hàng là các công ty đầu tư và khởi nghiệp nổi tiếng nhất trong ngành công nghệ. Cũng đúng là sự thất bại của ngân hàng sẽ có tác động lan tỏa trong toàn bộ lĩnh vực công nghệ trong thời gian ngắn, khi các công ty gửi tiền ở đó phải vật lộn để rút tiền gửi và trả lương.

Nhưng điều đã đưa SVB đến sụp đổ không phải là cho các công ty khởi nghiệp mạo hiểm vay tiền, hay "đánh bạc" bằng những đồng tiền điện tử, hoặc một số kế hoạch công nghệ thiếu cân nhắc khác. Mà đó là một cách điều hành ngân hàng kiểu cũ, bắt đầu từ năm 2021 với một loạt quyết định tồi tệ.

Năm đó, thị trường chứng khoán bùng nổ, lãi suất gần bằng 0 và tiền đổ nhiều vào lĩnh vực công nghệ. Nhiều công ty khởi nghiệp đã gửi tiền tại Ngân hàng Thung lũng Silicon, từ ngân hàng đã lấy số tiền này và đầu tư, bao gồm vào một loạt trái phiếu dài hạn. Những khoản đầu tư đó có vẻ tương đối an toàn vào thời điểm đó nhưng trở nên rủi ro hơn vào năm 2022 khi lãi suất tăng và trái phiếu mất đi một phần giá trị. Năm nay, khi đầu tư công nghệ chậm lại và các công ty khởi nghiệp rút tiền mặt khỏi ngân hàng để trả chi phí của họ, SVB cần phải bán lỗ một lượng trái phiếu của mình và tìm kiếm nguồn vốn mới để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính.

SVB có thể đã vượt qua tất cả những điều này, nhưng khi họ giải thích (rất tệ) cho khách hàng về những gì đã xảy ra, một số khách hàng đã lo lắng rằng ngân hàng đang gặp rắc rối. Các nhà đầu tư mạo hiểm đã hoảng sợ và yêu cầu các công ty khởi nghiệp trong danh mục đầu tư của họ rút bất kỳ khoản tiền nào họ có tại SVB. Những khách hàng khác lập tức thấy điều đó xảy ra và họ cũng hoảng sợ. Và thế là, tất cả cùng đổ xô rút tiền từ SVB.

Có lẽ đó là vấn đề tâm lý duy nhất trong câu chuyện của Ngân hàng Thung lũng Silicon. Nếu bạn là một ngân hàng và nhiều khách hàng của bạn là những công ty khởi nghiệp công nghệ có khả năng huy động vốn nhạy cảm với việc tăng lãi suất, thì đừng đầu tư tiền gửi của họ vào trái phiếu dài hạn sẽ mất giá trị nếu lãi suất tăng. Nhưng chúng ta cũng có thể rút ra những bài học khác từ đó.

Thứ nhất, mặc dù SVB là một ngân hàng nhỏ theo tiêu chuẩn của Phố Wall (nó là ngân hàng lớn thứ 16 trong nước Mỹ, với khoảng 200 tỷ đô la tài sản tính đến tháng 1/2023), nó chiếm một vị trí đặc quyền trong cộng đồng công nghệ. Bắt đầu hoạt động vào năm 1983, ngân hàng đã có danh tiếng được đánh giá cao trong cộng đồng khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon. SVB được biết đến với việc chấp nhận rủi ro đối với các công ty mới thành lập mà không ngân hàng nào khác có thể chạm tới. Khi ngân hàng sụp đổ ngày 10/3, những người sáng lập công ty khởi nghiệp đã kể lại những câu chuyện về cách họ nhận được khoản vay kinh doanh đầu tiên hoặc thẻ tín dụng đầu tiên từ SVB. Một số nhân viên công nghệ đã nhận các khoản thế chấp nhà và các khoản vay mua ô tô ở đó.

Những mối quan hệ như vậy rất có giá trị và kịch bản có khả năng xảy ra nhất ở đây là trong tương lai gần, một ngân hàng lớn ở Phố Wall sẽ mua lại SVB. Ngân hàng lớn đó sẽ đảm nhận các tài sản và nợ phải trả của SVB và đảm bảo trách nhiệm với toàn bộ những người gửi tiền, và không ai sẽ phải chịu tổn thất nghiêm trọng (ngoại trừ cổ đông của SVB)

Việc chuyển tài sản và nợ của SVB sang một ngân hàng mới nhanh chóng, có trật tự sẽ là một tình huống tốt nhất.

Ba bài học từ sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon - Ảnh 2.

Người dân đứng bên ngoài lối vào Ngân hàng SVB ở Santa Clara, California, ngày 10/3. Ảnh: AP

Nhưng một kịch bản tồi tệ hơn - không có người mua nào xuất hiện, khách hàng của ngân hàng phải đợi hàng tuần hoặc hàng tháng để tiếp cận tiền gửi của họ và toàn bộ hệ sinh thái khởi nghiệp sụp đổ vì nhiều công ty không thể trả lương - có thể là thảm họa.

Thứ hai, có thể nhóm khách hàng chuyên "buôn chuyện trực tuyến" của Ngân hàng Thung lũng Silicon đã góp phần vào sự sụp đổ của nó.

Với hầu hết các ngân hàng khu vực hạng trung bình thường, những gì đã xảy ra tại SVB có lẽ sẽ không dẫn đến một sự hoảng loạn. Các ngân hàng vẫn thường bán tài sản mọi lúc. Họ gặp vấn đề về thanh khoản và huy động vốn ngắn hạn để giải quyết chúng. Và hầu như khách hàng (người gửi tiền) không bao giờ chú ý hoặc quan tâm điều đó.

Nhưng người gửi tiền của SVB không phải là khách hàng bình thường. Họ là những nhà sáng lập và nhà đầu tư khởi nghiệp, những người xem xét kỹ lưỡng hồ sơ chứng khoán của ngân hàng, những người rất chú ý đến rủi ro, sự biến động, và những người thường trao đổi với nhau trên internet cả ngày. Khi một số người trong lĩnh vực công nghệ đặt câu hỏi về khả năng thanh toán của công ty trên trang mạng, các kênh Slack và Twitter sáng lên với những cảnh báo nghiêm trọng từ các nhà đầu tư mạo hiểm, và ngay sau đó nhiều người đã hoảng sợ.

Liệu tất cả những điều này có xảy ra nếu khách hàng của SVB chủ yếu là các chủ nhà hàng và người chăm sóc thú cưng, thay vì những nhà sáng lập công ty khởi nghiệp công nghệ? Có khả năng, nhưng dường như là không thể dẫn đến một sự sụp đổ như vậy.

Trong trường hợp này, sự sụp đổ của SVB dường như đã được thúc đẩy nhanh chóng bởi bản chất tâm lý "bầy đàn", "câu lạc bộ" của ngành mà nó phục vụ.

Bài học thứ ba có thể rút ra từ sự sụp đổ của SVB là quản lý về ngân hàng đã có tác dụng. Ngay sau khi đã rõ ràng vào sáng 10/3 là SVB đang bị phá sản, Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) đã làm điều mà họ luôn làm khi một ngân hàng phá sản: can thiệp, tiếp quản và bắt đầu cố gắng phục hồi toàn bộ khách hàng của ngân hàng.

Kết quả là những khách hàng của SVB có số tiền gửi từ 250.000 USD trở xuống, với các tài khoản được bảo hiểm, sẽ có thể nhanh chóng tiếp cận các khoản tiền đó. Nếu may mắn, một ngân hàng lớn sẽ mua lại SVB, chịu trách nhiệm với toàn bộ người gửi, và sẽ không có hiệu ứng domino: không cần gói cứu trợ, không có sự đổ vỡ hàng loạt của các công ty khởi nghiệp bị ảnh hưởng, mà chỉ là sự sụp đổ, một cách trật tự, của riêng SVB.

Nhìn lại trong những năm gần đây, một số nhà lãnh đạo công nghệ nhất định đã chê bai các cơ quan quản lý và quan chức chính phủ là chậm chạp, tham nhũng và cản trở sự đổi mới. Vaà một số trong những nhà lãnh đạo này đã cầu xin sự cứu trợ của chính phủ ngay ngày 10/3.

Do Ngân hàng Thung lũng Silicon về cơ bản là một ngân hàng bình thường - không phải một sòng bạc tiền điện tử không được kiểm soát hay một công ty khởi nghiệp fintech đầy rủi ro - rất có thể, sự sụp đổ của nó sẽ chủ yếu gây ra những bất tiện chứ không phải là một cuộc khủng hoảng dài hạn.

Theo Tin tức

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Rào cản lớn nhất hiện nay là những góc nhìn không đồng thuận với sự tồn tại của "trường chuyên, lớp chọn" từ cấp THCS. Nhưng đừng quên nhu cầu giáo dục trong một xã hội đang phát triển là rất đa dạng.

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Giá USD ở các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng lập đỉnh mới sau thông tin Ngân hàng Nhà nước bắt đầu bán ngoại tệ can thiệp thị trường từ 19-4

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Giá cà phê nhân đã thiết lập kỷ lục mới khi đạt mức hơn 123.000 đồng/kg. Nguyên liệu tăng giá nhưng qua khảo sát, các sản phẩm chế biến sâu phục vụ khách hàng vẫn “nằm im’.

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài 5 ngày được xem là cơ hội cho các ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái "hốt bạc". Song thực tế, đến thời điểm này, số lượng khách đặt thuê xe mới đạt khoảng 20%, thấp hơn mức 50% trong dịp lễ này năm ngoái.

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Dù Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp thị trường, giá USD trên thị trường tự do sáng nay (20/4) vẫn tiếp tục tăng, trong khi giá USD ở các ngân hàng cũng duy trì quanh vùng đỉnh.

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã "rã đông" nhưng vẫn chưa thực sự khởi sắc bởi tâm lý nhà đầu tư chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh. Xếp hạng tín dụng được xem là một giải pháp tăng niềm tin đầu tư, nâng bền vững thị trường.