Thứ tư, 09/10/2024

Bánh trôi Cao Bằng: Món quà mùa đông của miền biên viễn

09/12/2021 6:30 PM (GMT+7)

Bánh trôi (coóng phù) là loại bánh mà đồng bào Tày, Nùng ở Cao Bằng thường làm vào dịp Đông chí (giữa đông). Hiện nay, bánh trôi Cao Bằng là món ăn đường phố được yêu thích trong những ngày đông giá lạnh.

Bánh trôi Cao Bằng - món quà ấm áp của mùa đông

Nhờ vào sự đa dạng về khí hậu cũng như địa hình cách trở, mỗi mùa, mỗi vùng ở Cao Bằng lại có những món ăn khác nhau chờ du khách đến khám phá. Có lẽ chúng ta thường nghĩ đến món bánh trôi bánh chay bọc đường, hoặc bánh trôi tàu có nhân đỗ xanh được bán vào dịp rằm, mùng 1. Nhưng bánh trôi ở Cao Bằng lại là một món ăn đặc trưng vào mùa lạnh.


Bánh trôi Cao Bằng – Món quà mùa đông của miền biên viễn - Ảnh 1.

Bánh trôi (coóng phù) Cao Bằng lọt “Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam” năm 2020-2021. Ảnh: CTT Cao Bằng.

Cao Bằng ngày gió mùa về, không hẹn mà gặp, các quán bán bánh trôi nổi tiếng trên đường Sông Hiến, Vườn Cam, chợ xanh,… đều đông khách, thơm nức mùi gừng quyện với đường phên. 

Các hàng bánh trôi ở khu vực thành phố Cao Bằng chỉ bắt đầu bán vào lúc chập tối cho đến nửa đêm. Đêm mùa đông miền núi rét buốt chỉ thưởng thức vài miếng quà vặt ngọt lịm, thơm lừng này thôi là đã thấy ấm lòng.


Bánh trôi Cao Bằng – Món quà mùa đông của miền biên viễn - Ảnh 2.

Những viên bánh trôi Cao Bằng nhiều màu sắc được nặn từ bột nếp. Ảnh: CTT Cao Bằng.

Bánh trôi của người Tày - Nùng Cao Bằng không khác bánh trôi, bánh chay của người miền xuôi là mấy. Cũng là gạo nếp xay thành bột nước, đựng trong túi vải cho ráo hết nước rồi nhào bột cho dẻo, vo viên, thả nước sôi.

Nhưng bánh trôi miền rẻo cao có nhân làm từ lạc rang giã nhỏ, trộn với đậu xanh đồ chín, nghiền nhuyễn với đường đỏ hoặc đường kính trắng. Còn nhân bánh trôi, bánh chay miền xuôi chỉ có một viên đường đỏ hoặc nhân đỗ xanh.


Bánh trôi Cao Bằng – Món quà mùa đông của miền biên viễn - Ảnh 3.

Bánh trôi Cao Bằng - món quà ấm áp của mùa đông. Ảnh: CTT Cao Bằng.

Trên bếp lò tỏa ánh lửa hồng ấm áp, nồi nước đường sôi lăn tăn trên bếp lò tỏa mùi thơm ngào ngạt. Để có nồi nước đường thơm ngon, người ta phải chăm chút rất cẩn thận. Đường phên nấu với nước sôi, lọc kỹ rồi mới đun lại. 

Gừng tươi được nướng lên cho thơm rồi đập dập thả xuống nấu cùng nước đường. Chiếc mâm nhôm xếp đầy những viên bánh màu sắc. 

Người bán thả từng viên bánh vào nồi nước sôi. Khi những chiếc bánh chín nổi lập lờ trên mặt nước, họ vớt bánh vào bát, chan nước đường đang sôi lăn tăn trong nồi vào. Những chiếc bánh mượt mà trong bát nước đường nâu đỏ sóng sánh, thơm ngọt.


Bánh trôi Cao Bằng – Món quà mùa đông của miền biên viễn - Ảnh 4.

Viên bánh trôi tròn, mịn được vớt ra khỏi nồi sau khi chín. Ảnh: CTT Cao Bằng.

Bánh trôi Cao Bằng - món ăn vặt làm siêu lòng thực khách

Hiện nay, bên cạnh bánh trôi màu trắng truyền thống, còn có bánh màu cam, màu cẩm. Để có bánh màu cam người ta nhào bột với gấc chín; còn để bánh có màu cẩm người ta ngâm gạo nếp với lá cẩm cho có màu rồi mới xay thành bột. 

Ngoài ra còn có màu tím của đậu biếc, màu xanh lá dứa... Rồi người ta còn rắc thêm ít lạc rang giã dập vào bát khi ăn. Một số hàng quán sẽ có thêm nước cốt dừa, dừa tươi nạo, dừa khô, dầu thơm... để phục vụ sở thích đa dạng của thực khách.

Bánh trôi Cao Bằng – Món quà mùa đông của miền biên viễn - Ảnh 5.

Màu sắc, hương vị là sự sáng tạo để cho bát bánh trôi Cao Bằng thêm ngon, thêm ngọt và hấp dẫn. Ảnh: CTT Cao Bằng.

Khách đón bát bánh, xuýt xoa, hít hà, thích thú. Đưa một thìa lên miệng, chậm rãi cảm nhận vị cay cay của gừng nơi đầu lưỡi. Vị thơm ngọt của nước đường; vị bùi của lạc, nhân bánh; vị dẻo quánh của bột nếp hòa quyện với nhau ngon lạ lùng, thật khó quên. 

Tuyệt vời nhất là khi ăn đến miếng cuối cùng, vị gừng vẫn đọng lại. Dường như cái nóng, cái ngọt, cái cay của nước đường gừng vẫn còn "dư âm" trong dạ dày, làm xua tan cái lạnh mùa đông.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tuần lễ Văn hóa - Du lịch gắn với Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh năm 2024

Tuần lễ Văn hóa - Du lịch gắn với Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh năm 2024

Ông Nguyễn Quỳnh Thiện - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Tuần lễ Văn hóa - Du lịch gắn với Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh năm 2024 vừa chủ trì cuộc họp thông qua dự thảo kế hoạch tổ chức Tuần lễ.

Lễ hội nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM có gì đặc biệt?

Lễ hội nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM có gì đặc biệt?

Lễ hội Nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức sẽ diễn ra tại TP.HCM từ ngày 23 - 27/10 tại khu vực Thương xá Tã cũ. Nhiều hoạt động độc đáo giới thiệu và quảng bá nước mắm Việt sẽ diễn ra xuyên suốt 5 ngày tổ chức.

Nhà sử học Dương Trung Quốc: "Cầu Long Biên tồn tại bất chấp lũ lụt, vô tâm, lãng quên"

Nhà sử học Dương Trung Quốc: "Cầu Long Biên tồn tại bất chấp lũ lụt, vô tâm, lãng quên"

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, cầu Long Biên vẫn tồn tại đến ngày nay, bất chấp thời gian, thiên tai và cả sự vô tâm, lãng quên của con người.

Chủ quán thịt chó Hàn Quốc đang điêu đứng

Chủ quán thịt chó Hàn Quốc đang điêu đứng

Dự luật cấm thịt chó tại Hàn Quốc nhận sự ủng hộ của đa số người dân, nhưng lại bị nhóm tiểu thương buôn bán thịt từ chó, mèo phản ứng căng thẳng.

Độc đáo lễ hội Katê trong văn hóa Chăm và bảo vật Linga vàng

Độc đáo lễ hội Katê trong văn hóa Chăm và bảo vật Linga vàng

Katê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Bà-la-môn ở Ninh Thuận và Bình Thuận với ý nghĩa tưởng nhớ các vị thần và cầu mong mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an. Đặc biệt, cộng đồng người Chăm này vừa đón nhận bảo vật quốc gia.

Quảng bá ẩm thực và du lịch Việt Nam qua chương trình mới từ tập đoàn châu Âu

Quảng bá ẩm thực và du lịch Việt Nam qua chương trình mới từ tập đoàn châu Âu

Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) và Công ty TNHH Nestlé Việt Nam vừa công bố chương trình hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Đề án "Biến tấu vạn nguyên liệu, nấu triệu món Việt" với chuỗi hoạt động mới mẻ nhằm thúc đẩy du lịch và văn hóa ẩm thực Việt.