Thứ năm, 21/11/2024

Chủ quán thịt chó Hàn Quốc đang điêu đứng

04/10/2024 10:40 AM (GMT+7)

Dự luật cấm thịt chó tại Hàn Quốc nhận sự ủng hộ của đa số người dân, nhưng lại bị nhóm tiểu thương buôn bán thịt từ chó, mèo phản ứng căng thẳng.

Ông Bae Hyun-dong (77 tuổi), người chủ quán thịt chó ở chợ Gyeongdong, quận Dongdaemun, Seoul trong 58 năm, đang chuẩn bị mở hàng. Ảnh: Tae-yeon/Korea Times.

Son Won-hak, 63 tuổi, chủ một trang trại nuôi chó ở Yeoju, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc bày tỏ sự thất vọng về kế hoạch cấm thịt chó của chính phủ.

"Đóng cửa các trang trại nuôi chó để nhận tiền bồi thường ư? Điều đó gần như là không thể", ông nói với The Korea Times. Người đàn ông điều hành trang trại chó trong 20 năm chỉ trích kế hoạch này vì cho rằng chính phủ không xem xét đến những thách thức thực tế.

"Phải mất 2-3 năm để đóng cửa hoặc chuyển đổi doanh nghiệp. Hơn nữa, tôi sẽ phải sống trong cảnh không có thu nhập ít nhất 5 năm, khoản bồi thường mà chính phủ cung cấp còn lâu mới đủ", ông Son nói thêm.

Ngày 26/9, Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc công bố kế hoạch biến Hàn Quốc thành quốc gia không thịt chó, đồng thời cho biết sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính để khuyến khích đóng cửa sớm các trang trại nuôi chó và các doanh nghiệp liên quan.

Son Won-hak, chủ một trang trại nuôi chó ở Yeoju, tỉnh Gyeonggi, đang xem xét trang trại của mình. Ảnh: Heo Yoo-jung/Korea Times.

Tuy nhiên, các bên liên quan, bao gồm chủ trang trại và người bán thịt chó đã phản ứng. Họ bày tỏ lo ngại về sinh kế cũng như thách thức thực tế trong việc làm thế nào để xử lý hàng trăm nghìn con chó tại trang trại.

Kế hoạch của chính phủ bao gồm hỗ trợ tài chính cho chủ trang trại dựa trên thời điểm đóng cửa, với mức bồi thường từ 225.000 đến 600.000 won (170 - 450 USD) cho mỗi con chó.

Sau khi đóng cửa, những chú chó còn lại sẽ được quản lý bởi các trại cứu hộ động vật địa phương. Nếu trại cứu hộ không đủ sức chứa, những chú chó còn lại sẽ tạm thời ở lại các trang trại dưới sự giám sát của chính phủ.

Nhưng, người nuôi chó cho rằng kế hoạch này không thực tế.

Song Bong-hyun, người đàn ông 57 tuổi nuôi 1.200 con chó, bày tỏ sự thất vọng: "Nếu đồng ý đóng cửa sớm, tôi phải từ bỏ quyền sở hữu những con chó, nhưng tôi có thể vẫn phải trả phí chăm sóc chúng cho chính quyền. Tôi phải làm gì đây?".

Ông Son kiểm tra chó và cho chúng ăn tại trang trại ở Yeoju, tỉnh Gyeonggi. Ảnh: Heo Yoo-jung/ Korea Times.

Trong khi đó, những người bán thịt chó cũng có thái độ bi quan tương tự. Bae Hyeon-dong (77 tuổi), người đàn ông bán thịt chó trong 58 năm, bày tỏ lo ngại về tình hình tìm kiếm việc làm mới ở độ tuổi của mình.

"Tôi đã làm việc này cả đời rồi. Không dễ để chuyển đổi nghề nghiệp, đặc biệt là ở độ tuổi này", Bae nói.

Bên cạnh đó, không ít người quan tâm về số phận của những con chó sau khi các trang trại bị đóng cửa. Các trang trại động vật trên khắp Hàn Quốc chỉ có thể tiếp nhận khoảng 20.000 con chó, trong khi hiện tại có khoảng 466.000 con chó đang được nuôi tại các trang trại tư nhân. Việc thiếu nhân viên giám sát cũng là vấn đề khiến giới chức đau đầu suy tính.

Shin Ju-un từ Korea Animal Rights Advocates (tổ chức phi chính phủ vì động vật tại Hàn Quốc) cho biết: "Chính phủ hứa sẽ mở rộng cơ sở hạ tầng bảo vệ, nhưng năng lực vẫn chưa đủ. Nếu những con chó vẫn ở trong các trang trại, phải có sự giám sát thích hợp".

Các chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của các kế hoạch thực tế và tính khả thi để đảm bảo phúc lợi cho loài động vật này.

Mặc dù có sự ủng hộ rộng rãi cho ý tưởng cải thiện phúc lợi động vật, song, các chuyên gia đều cho rằng cần có các chiến lược thoát hiểm cụ thể hơn.

Jo Hee-kyung, người đứng đầu Hiệp hội Phúc lợi Động vật Hàn Quốc, cảnh báo nếu không có biện pháp thực tế những chú chó có thể phải đối mặt với điều kiện sống vô nhân đạo hoặc tệ hơn.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc