Thứ ba, 17/09/2024

Những mẫu đèn cổ Trung thu thất truyền kỳ lạ chưa từng thấy

08/09/2024 9:03 AM (GMT+7)

Trong dịp Tết Trung thu, mẫu đèn cổ đã bị thất truyền được nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách và nghệ nhân Nguyễn Trọng Bình phục dựng thành công sẽ được giới thiệu đến du khách tại Hoàng thành Thăng Long.

Tết Trung thu là một trong 4 lễ Tết lớn của người Việt, diễn ra vào giữa mùa Thu, ngày rằm tháng Tám âm lịch. Từ xa xưa, Tết Trung thu đã là một trong những ngày hội lớn nhất trong năm. Đây là thời điểm khí trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch, triều đình và nhân dân ta mở hội cầu mùa, ca hát, vui chơi.

Ngay từ thời Lý, Tết Trung thu đã được triều đình tổ chức trong 3 ngày với nghi lễ cúng tổ tiên cùng hội đua thuyền, diễn rối nước, săn bắn... Khắp nơi trong cung điện đều được trang trí đèn lồng gấm vóc rực rỡ.

Tết Trung thu: Những mẫu đèn cổ Trung thu bị thất truyền lạ kỳ chưa từng thấy - Ảnh 1.

Tết Trung thu từ xa xưa đã là một lễ Tết lớn của người Việt. Ảnh: HTTL

Ngoài dân gian có phong tục ban ngày cúng Gia tiên, buổi tối treo đèn bày cỗ thưởng trăng. Phong tục ấy đã được lưu truyền qua bao đời và trở thành một nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp đó, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình "Vui tết Trung thu 2024". Đây là hoạt động thường niên vào dịp Tết Trung thu phục vụ các cháu thiếu nhi, nhân dân Thủ đô và du khách bốn phương với nhiều hoạt động phong phú như: trưng bày đồ chơi Trung thu xưa, trải nghiệm làm các loại đồ chơi Trung thu truyền thống, biểu diễn múa lân sư...

Nội dung trưng bày gồm 2 chủ đề Tết Trung thu truyền thống và cung đình. Không gian trưng bày Trung thu truyền thống gồm: các gian hàng đồ chơi Trung thu xưa (trống lân, trống ếch, trống bỏi, đầu sư tử, mặt nạ giấy bồi, đồ chơi sắt tây, tiến sĩ giấy, ông đánh gậy trông trăng, đèn kéo quân, đèn ông sư, đèn sao, đèn thỏ, tôm cá...).

Tết Trung thu: Những mẫu đèn cổ Trung thu bị thất truyền lạ kỳ chưa từng thấy - Ảnh 2.
Tết Trung thu: Những mẫu đèn cổ Trung thu bị thất truyền lạ kỳ chưa từng thấy - Ảnh 3.

Các loại đèn và đồ chơi Trung thu được trưng bày ở Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: HTTL

Trong đó, đặc biệt hấp dẫn nhất là các mẫu đèn cổ đã bị thất truyền nay được nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách và nghệ nhân Nguyễn Trọng Bình phục dựng lại như: Đèn cua sống, cua chín; cá chép trông trăng, cá chép hóa rồng; đèn rồng, kỳ lân, phượng, thỏ, bướm, ong, heo, ngựa; đèn quả đào, quả lựu, quả phật thủ từ những nguyên liệu truyền thống giấy dó, giấy nhiễu, giấy bóng kính, nan tre, mây, hồ dán...

Bên cạnh đó, bước đầu tiến hành trưng bày một số Pano giới thiệu tư liệu và hình ảnh diễn giải về Tết Trung thu trong cung đình thời Lý với điểm nhấn về nghệ thuật biểu diễn rối nước mùa Thu.

Không gian check-in đa dạng sắc màu với nhiều góc hình ấn tượng: Cổng đèn hoa rực rỡ; Bức tường mẹt ngộ nghĩnh; Con đường đèn lung linh huyền ảo; Đèn kéo quân khổng lồ; Chùm đèn thú 3D siêu dễ thương... Thời gian trưng bày bắt đầu từ ngày 6/9.

Tết Trung thu: Những mẫu đèn cổ Trung thu bị thất truyền lạ kỳ chưa từng thấy - Ảnh 4.
Tết Trung thu: Những mẫu đèn cổ Trung thu bị thất truyền lạ kỳ chưa từng thấy - Ảnh 5.
Tết Trung thu: Những mẫu đèn cổ Trung thu bị thất truyền lạ kỳ chưa từng thấy - Ảnh 6.
Tết Trung thu: Những mẫu đèn cổ Trung thu bị thất truyền lạ kỳ chưa từng thấy - Ảnh 7.

Những mẫu đèn Trung thu bị thất truyền được nhà nghiên cứu văn hóa và nghệ nhân phục chế thành công. Ảnh: HTTL

Rộn ràng Tết Trung thu phố cổ Hà Nội

Nhân dịp Tết Trung thu truyền thống, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các nghệ nhân, thợ thủ công tổ chức chuỗi hoạt động trưng bày, xưởng trải nghiệm tại các điểm di sản trong khu phố cổ Hà Nội và không gian bích họa phố Phùng Hưng.

Tết Trung thu: Những mẫu đèn cổ Trung thu bị thất truyền lạ kỳ chưa từng thấy - Ảnh 8.
Tết Trung thu: Những mẫu đèn cổ Trung thu bị thất truyền lạ kỳ chưa từng thấy - Ảnh 9.
Tết Trung thu: Những mẫu đèn cổ Trung thu bị thất truyền lạ kỳ chưa từng thấy - Ảnh 10.

Trung Thu trên phố Hà Nội xwaa. Ảnh: HTTL

Theo đó, không gian Tết Trung thu truyền thống tại các điểm di sản trong khu phố cổ Hà Nội sẽ khai mạc vào ngày 6/9 tại không gian bích họa phố Phùng Hưng (Phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Du khách có thể tham gia trải nghiệm tại không gian Tết Trung thu vào các khung giờ: Từ thứ 2 đến thứ 5 vào lúc 8 giờ đến 17 giờ hằng ngày; các ngày thứ Sáu, thứ Bảy, Chủ nhật từ 8 giờ đến 12 giờ, 14 giờ đến 17 giờ và 19 giờ đến 22 giờ.

Tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội (Số 50 phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm) diễn ra các hoạt động trang trí, sắp đặt không gian trải nghiệm làm đồ chơi Trung thu truyền thống. Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội duy trì phối hợp với các nghệ nhân, thợ thủ công tới từ các làng nghề lân cận Hà Nội giới thiệu và hướng dẫn cách làm đồ chơi truyền thống như: Hướng dẫn làm đèn ông sao, ông tiến sĩ, ông đánh gậy; hướng dẫn làm con giống bột; hoạt động trải nghiệm làm bánh trung thu truyền thống… các hoạt động sẽ diễn ra từ ngày 9/9 đến ngày 15/9.

Tết Trung thu: Những mẫu đèn cổ Trung thu bị thất truyền lạ kỳ chưa từng thấy - Ảnh 11.
Tết Trung thu: Những mẫu đèn cổ Trung thu bị thất truyền lạ kỳ chưa từng thấy - Ảnh 12.

Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra trong dịp Tết Trung thu ở Hà Nội ny. Ảnh: HTTL

Tại ngôi nhà di sản (Số 87 phố Mã Mây, phường Hàng Buồm) sẽ giới thiệu không gian gia đình Hà Nội đón Tết Trung thu, giới thiệu bộ ảnh chủ đề "Trở về Trung Thu xưa" và giới thiệu đèn Trung thu cua, cá cổ truyền; chương trình "Vị trà sơn cước - Hương sắc đồng bằng" sẽ tổ chức từ ngày 6/9 đến ngày 9/9.

Tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật (22 Hàng Buồm, phường Hàng Buồm) sẽ diễn ra triển lãm mỹ thuật "Mùa trăng" - Họa sĩ Lê Thiết Cương và biểu diễn múa rối cạn Tế Tiêu vào ngày 15/9.

Tại đình Đồng Lạc (38 Hàng Đào, phường Hàng Đào) sẽ trưng bày giới thiệu sản phẩm, trải nghiệm tương tác với chủ đề "Ngắm trăng vàng bộ sơn mài đoàn viên" vào ngày 6/9.

Tại không gian bích họa phố Phùng Hưng, nhiều hoạt động trải nghiệm diễn ra từ ngày 6/9 đến ngày 13/9, nhằm đem đến cho các cháu thiếu nhi một không gian vui chơi bổ ích và cơ hội tìm hiểu về các giá trị văn hóa truyền thống, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức không gian tương tác với đa dạng các hoạt động: Phối hợp với nghệ nhân, thợ thủ công của các làng nghề lân cận Hà Nội sắp đặt các gian hàng và hướng dẫn cách làm đồ chơi Trung thu truyền thống: "Đèn Ông sao, Ông Tiến sĩ, Ông đánh gậy"; "Đèn kéo quân"; "Mặt nạ giấy bồi"; "Con phỗng đất"; "Con giống bột"; "Chuồn chuồn tre"; "Trò chơi Trí Uẩn"; "Diều làng Bá"; "Tranh Đông Hồ".

Ngoài ra còn có các hoạt động tương tác sôi động như: Biểu diễn âm nhạc thiếu nhi; Trình diễn thời trang trẻ em; Biểu diễn nhảy hiện đại; Tổ chức không gian vui chơi dành cho thiếu nhi, chơi các trò chơi dân gian: nhảy sạp, nhảy dây, ô ăn quan, kéo co…

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đề xuất sửa đổi dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng

Đề xuất sửa đổi dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) hôm nay 16/9 vừa có văn bản để góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng.

Chỉ đạo mới về cải tạo tuyến đường thuộc khu trung tâm

Chỉ đạo mới về cải tạo tuyến đường thuộc khu trung tâm

Chủ tịch UBND TP.HCM vừa chỉ đạo thí điểm cải thiện giao thông, cải tạo không gian đường phố trên đường Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, Quận 1.

HoREA kiến nghị miễn trừ thuế thu nhập doanh nghiệp các khoản hỗ trợ dịch bệnh, thiên tai

HoREA kiến nghị miễn trừ thuế thu nhập doanh nghiệp các khoản hỗ trợ dịch bệnh, thiên tai

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa góp ý nhiều vấn đề liên quan đến việc tính thuế thu nhập doanh nghiệp để hỗ trợ các doanh nghiệp.

Tổ chức thi hoa hậu có lãi lắm sao?!

Tổ chức thi hoa hậu có lãi lắm sao?!

Khéo thu vén, nắm trong tay bản quyền nhiều cuộc thi, tổ chức nhiều cuộc thi, nôm na gọi là bà lớn trong ngành thì sức chi phối càng lớn và càng lãi nhiều

Hưng Thịnh Land đối mặt với khó khăn tài chính

Hưng Thịnh Land đối mặt với khó khăn tài chính

Trong nửa đầu năm 2024, Hưng Thịnh Land đã ghi nhận khoản lỗ sau thuế lên đến 538 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức lỗ hơn 88 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

Khi nào Việt Nam sẽ vô nhóm 35 nền kinh tế lớn nhất thế giới?

Khi nào Việt Nam sẽ vô nhóm 35 nền kinh tế lớn nhất thế giới?

Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, Việt Nam sẽ vào nhóm 35 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2024. Chính phủ cũng đặt mục tiêu nước ta sẽ thuộc nhóm từ 30 đến 35 nền kinh tế lớn trên thế giới, nằm trong nhóm các nước có thu nhập trung bình cao.