Thứ năm, 02/05/2024

Bắt đầu chu kỳ hồi phục thu hút đầu tư nước ngoài

30/07/2023 7:00 PM (GMT+7)

Lần đầu tiên trong năm 2023, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đã tăng so với cùng kỳ năm trước. Liệu đây có phải là dấu hiệu cho một chu kỳ hồi phục mới?

Lần đầu tiên trong năm 2023, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đã tăng so với cùng kỳ năm trước. Liệu đây có phải là dấu hiệu cho một chu kỳ hồi phục mới?

Bắt đầu chu kỳ hồi phục thu hút đầu tư nước ngoài - Ảnh 1.

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang tiếp tục đầu tư mở rộng vào thị trường Việt Nam. Ảnh: Đức Thanh

Dấu hiệu hồi phục

Không nằm ngoài dự đoán, sau khi có dự án tỷ USD quay trở lại (dự án tăng vốn đầu tư thêm 1 tỷ USD của LG Innotek, được trao chứng nhận đầu tư vào cuối tháng 6/2023), vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đã tăng trở lại. Con số được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố là gần 16,24 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm, tăng 4,5% so với cùng kỳ.

Đây là lần đầu tiên trong năm 2023, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không còn giảm liên tục như 6 tháng trước nữa, mà đã tăng so với cùng kỳ năm trước, một chỉ dấu tích cực. Vui mừng công bố điều này, Cục Đầu tư nước ngoài còn cho biết, chỉ tính riêng trong tháng 7/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đạt hơn 2,8 tỷ USD, tăng 8,9% so với tháng 6/2023, tăng 41,9% so với tháng 5/2023 và tăng 85,7% so với cùng kỳ tháng 7/2022.

Trong số hơn 16 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong 7 tháng đầu năm, có 7,84 tỷ USD vốn đăng ký mới, tăng 38,6%; 4,16 tỷ USD vốn tăng thêm, giảm 42,5%; và có 4,14 tỷ USD vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần, tăng 60,7% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, cả vốn đăng ký mới và vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần đều tăng khá mạnh. Chỉ có vốn tăng thêm còn giảm và điều này chủ yếu do quy mô dự án điều chỉnh còn nhỏ, chứ thực tế, số lượt dự án tăng vốn trong 7 tháng qua vẫn đạt 736 dự án, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm trước.

“Mức tăng vốn đầu tư mới so với cùng kỳ tiếp tục tăng mạnh hơn so với các tháng đầu năm. Số dự án đầu tư mới cũng tăng mạnh (1.627 dự án, tăng 75,5% so với cùng kỳ - PV). Thậm chí, tốc độ tăng số dự án mới lớn gần gấp 2 lần tốc độ tăng tổng vốn đầu tư. Điều đó cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục quan tâm, tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam và đưa ra các quyết định đầu tư mới”, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài nói.

Nhận định tương tự cũng được ông Hoàng đưa ra đối với các dự án tăng vốn. Theo đó, vốn đầu tư điều chỉnh tuy vẫn giảm, nhưng đang có xu hướng cải thiện hơn theo từng tháng. Số lượt dự án điều chỉnh vốn cũng duy trì mức tăng so với cùng kỳ. Và điều này đã khẳng định niềm tin của các nhà đầu tư vào môi trường đầu tư của Việt Nam, vì thế, họ tiếp tục đưa ra các quyết định mở rộng dự án hiện hữu.

Một thông tin tích cực khác, đó là vốn đầu tư nước ngoài thực hiện cũng đang tiếp tục xu hướng tăng lên, ước đạt khoảng 11,58 tỷ USD trong 7 tháng, tăng nhẹ 0,8% so với cùng kỳ năm 2022.

Bắt đầu chu kỳ hồi phục thu hút đầu tư nước ngoài - Ảnh 2.

Tính riêng trong tháng 7/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tăng 8,9% so với tháng 6/2023, tăng 41,9% so với tháng 5/2023 và tăng 85,7% so với cùng kỳ năm 2022. Ảnh: Đức Thanh. Đồ họa: Đan Nguyễn

Cơ hội tăng tốc

Dấu hiệu của sự phục hồi đã có. Nhưng liệu đây có phải là cơ hội để tới đây, vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng tốc vào Việt Nam? Động thái của các nhà đầu tư nước ngoài thời gian gần đây có vẻ đang cho thấy điều đó.

Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) mới đây đã công bố kế hoạch đầu tư một nhà máy sợi carbon, vốn đầu tư gần 1 tỷ USD, trong đó giai đoạn đầu là 160 triệu USD, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, sau khi đã thành công với các dự án có tổng quy mô khoảng 3,5 tỷ USD tại 4 địa phương là Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Quang Nam và Bắc Ninh. Kế hoạch này phù hợp với điều mà ông Cho Hyun Joon, Chủ tịch Tập đoàn Hyosung chia sẻ tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc, được tổ chức trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc mới đây.

Thông tin cho biết, Chính phủ đang tiếp tục chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, hoàn thiện chính sách về thuế tối thiểu toàn cầu để có thể trình Quốc hội vào cuối năm nay. Nếu phản ứng chính sách kịp thời và hấp dẫn, thì đó là cơ hội rất lớn để Việt Nam thực sự bước vào chu kỳ phục hồi trong thu hút đầu tư nước ngoài.

“Chúng tôi muốn đặt tương lai 100 năm tới tại Việt Nam”, ông Cho Hyun Joon đã nói như vậy và cho biết, Hyosung coi Việt Nam là thị trường chiến lược, trọng điểm và tới đây, sẽ không chỉ mở rộng quy mô, mà còn muốn nơi đây trở thành điểm đầu tư bền vững để Tập đoàn phát triển.

Không chỉ Hyosung, nhiều nhà đầu tư nước ngoài khác cũng đang tiếp tục đầu tư mở rộng vào thị trường Việt Nam. Runergy, một nhà đầu tư Trung Quốc vừa thông qua một công ty con ở Thái Lan để đầu tư một nhà máy chuyên sản xuất thanh silicon và đĩa bán dẫn tại Nghệ An. Dự án có tổng vốn đầu tư lên tới 293 triệu USD.

Trong khi đó, Suntory Pepsico vừa nhận cái gật đầu của chính quyền tỉnh Long An để đầu tư một dự án 185 triệu USD tại Khu công nghiệp Hữu Thạnh. Cùng với đó, AEON Việt Nam sẽ đầu tư dự án 45 triệu USD tại tỉnh này. Công ty TNHH Việt Nam Yokorei cũng vậy. Dự án kho lạnh mà Yokorei đầu tư có quy mô khoảng 52 triệu USD… Các nhà đầu tư này vừa được trao chứng nhận đầu tư trong khuôn khổ Hội nghị Xúc tiến đầu tư của tỉnh Long An cách đây ít ngày.

Cũng cách đây ít ngày, Cục Đầu tư nước ngoài đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU) với Viện Tony Blair vì sự thay đổi toàn cầu (TBI) về việc hợp tác thu hút đầu tư nước ngoài chất lượng cao và phát triển trung tâm tài chính tại Việt Nam, dưới sự chứng kiến của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, Chủ tịch Điều hành Viện TBI.

Cơ hội vẫn đang được mở ra. Tuy vậy, việc vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có tiếp tục tăng tốc để có được sự phục hồi mạnh mẽ hay không phụ thuộc rất lớn vào phản ứng chính sách của Việt Nam. Trong báo cáo về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 7 tháng đầu năm, Cục Đầu tư nước ngoài tiếp tục nhấn mạnh sự ảnh hưởng của việc thực thi thuế tối thiểu toàn cầu đối với việc ra quyết định đầu tư của các tập đoàn lớn.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng mới đây cũng chia sẻ về “những cơ hội bỏ lỡ” của Việt Nam, trong đó có hai dự án quy mô hàng tỷ USD của các tập đoàn toàn cầu, chỉ vì thiếu nhân lực chất lượng cao và chưa sẵn sàng cho các chính sách hỗ trợ kịp thời cho nhà đầu tư, ví dụ về hỗ trợ tài chính trong trường hợp áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.

“Đây là một cuộc chơi mà nếu không kịp thay đổi tư duy, không chủ động và sẵn sàng với các tình huống mới, bất ngờ phát sinh, thì sẽ không thể tranh thủ được cơ hội phát triển”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Theo Đầu tư

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Người dân trở lại TP.HCM sau lễ: Phía Đông thoáng, kẹt xe hướng miền Tây

Người dân trở lại TP.HCM sau lễ: Phía Đông thoáng, kẹt xe hướng miền Tây

Trong khi cửa ngõ phía Tây ùn ứ cục bộ, phương tiện nhúc nhích từng chút thì cửa ngõ phía Đông TP.HCM lại khá "dễ thở".

Diễn biến mới của thị trường nhà ở phía Nam

Diễn biến mới của thị trường nhà ở phía Nam

Thị trường nhà ở phía Nam bắt đầu đón nhận những tín hiệu tín hiệu tích cực nhờ động thái mới của các chủ đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm đảm bảo pháp lý.

Du lịch làm lực đẩy cho bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng

Du lịch làm lực đẩy cho bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng

Nhờ đóng góp của ngành du lịch, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 năm nay tăng 2% so với tháng 3 và tăng 9% so với tháng 4/2023, theo Tổng cục Thống kê.

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Ông Trần Mộng Hùng, nhà sáng lập ACB và Chủ tịch HĐQT đầu tiên của ngân hàng này, vừa mất. Ông Hùng là cha của ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB hiện nay.

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một phần lớn được dồn vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

TP.HCM: Đúng đối tượng mới được mua nhà ở xã hội

TP.HCM: Đúng đối tượng mới được mua nhà ở xã hội

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị phối hợp, tăng cường chế độ hậu kiểm người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội để hạn chế phát sinh tiêu cực.