Thứ trưởng GTVT Lê Anh Tuấn cho biết, hiện lượng khách quốc tế đi/đến nước ta chưa đạt như kỳ vọng, nhưng tiếp tục tăng. Điều này do một số thị trường khách trọng điểm của Việt Nam như Trung Quốc, hay Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) tới nay vẫn duy trì những hạn chế khác nhau với khách quốc tế để chống dịch COVID-19. Đặc biệt, Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách “zero COVID”.
Phải từ ngày 1/6 tới, Nhật Bản, Hàn Quốc mới bắt đầu nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh với khách xuất/nhập cảnh, ông Tuấn kỳ vọng khi đó khách quốc tế tới Việt Nam sẽ sôi động hơn, đặc biệt là khách du lịch. Ông Tuấn dẫn thống kê từ ngành du lịch cho thấy, dự kiến phải tới năm 2025 mới có thể khôi phục lượng khách quốc tế bằng năm 2019.
![]() |
Thiếu khách du lịch Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga khiến bay quốc tế vẫn phục hồi chậm. Ảnh minh hoạ. |
Cục trưởng Hàng không Đinh Việt Thắng dẫn thống kê cho thấy, trong 4 tháng đầu năm, khách nội địa đạt hơn 11,5 triệu lượt, bằng 98% cùng kỳ năm 2019. Riêng tháng 4, với hai dịp nghỉ lễ liên tục, nên lượng khách tháng vừa qua vượt 19% so với tháng 4/2019.
"Lượng khách quốc tế, đặc biệt khách du lịch vẫn chưa khôi phục như kỳ vọng, là do các thị trường khách chính của Việt Nam là Đông Bắc Á và Nga vẫn áp dụng nhiều biện pháp hạn chế xuất/nhập cảnh để phòng chống dịch COVID-19".
Trong khi, thị trường khách quốc tế đi hàng không có tăng nhưng chưa nhiều, mới bằng 7% so với thời điểm năm 2019. Các thị trường khách quốc tế truyền thống, chiếm tỷ lệ lớn đi/đến Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế (như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan), trong khi thị trường khách Nga đang tạm “đóng băng”.
Theo Thứ trưởng Tuấn, khi chưa xảy ra dịch COVID-19, doanh thu bay quốc tế góp từ 60 - 65% tổng doanh thu của các hãng, hiện khách quốc tế phục hồi chậm đã ảnh hưởng tới nguồn thu các hãng. Khoảng 30 -35% tổng doanh thu các hãng đến từ hoạt động bay nội địa, nên bay nội địa càng nhiều càng lỗ, đặc biệt với giá nhiên liệu tăng cao hiện nay. Bên cạnh đó, xung đột Nga - Ukraine làm đường bay đi/đến châu Âu phải bay xa hơn làm tốn chi phí. Do vậy, tới nay các hãng vẫn chưa hết khó.
Còn theo ông Đinh Việt Thắng, từ đầu năm tới nay, nhiên liệu bay tăng cao và duy trì trên 160 USD/thùng, chiếm 40% chi phí hoạt động, tạo áp lực rất lớn lên chi phí của các hãng. Hiện các hãng đều chật vật để có dòng tiền duy trì hoạt động. Do đó, ông Thắng kiến nghị Chính phủ xem xét có gói hỗ trợ về tài chính cho các hãng với gói cho vay lãi suất 0% trong 3 năm, hoặc Chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp hàng không được vay khoảng 25 nghìn tỷ đồng.
Theo Tiền Phong
Hậu duệ của người sáng lập hãng đồ da Pháp nổi tiếng Hermes muốn để lại một phần khối tài sản khổng lồ của mình cho người làm vườn không được công bố danh tính. Giá trị thừa kế được ước tính khoảng vài tỷ USD.
Gần đây, ở một số địa phương, trong đó có TPHCM, giới trẻ hăm hở với một món mới là “trà chanh giã tay”, và đây là món đang được nhiều bạn trẻ cho là trend (xu hướng có nhiều người quan tâm).
Bóng đá là môn thể thao vua của hành tinh. Chi phí phải bỏ ra để xem các giải hàng đầu thế giới như World Cup và Euro qua TV và các nền tảng khác không ngừng tăng lên.
Thiếu bến bãi khiến du lịch đường sông TP.HCM khó phát triển xứng tầm dù nhiều tiềm năng, thậm chí được ví như mỏ vàng. Không chỉ doanh nghiệp vận hành cano phục vụ du lịch đường sông gặp khó mà nhiều người muốn sở hữu du thuyền cũng không biết đậu ở đâu.
Theo chuyên gia kinh tế, lý do chính mà các thương hiệu lớn không quá hào hứng với loại hình kinh doanh theo “trend” bởi tính thời vụ, ngắn hạn rất khó vận hành trên một hệ thống quy mô lớn.
Doanh nghiệp du lịch lo ngại giá vé máy bay duy trì ở mức cao ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu đi du lịch trong nước và giảm sức cạnh tranh của du lịch nội địa