Bình Dương cần khẩn trương hoàn tất thủ tục khởi công các tuyến cao tốc
Trần Khánh
03/12/2022 4:30 PM (GMT+7)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Bình Dương khẩn trương hoàn thành các thủ tục đầu tư để khởi công cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành trong tháng 4/2023.
Khảo sát tiến độ công trình giao thông trọng điểm Bình Dương
Trong chuyến công tác tại tỉnh Bình Dương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đi khảo sát tiến độ một số công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn.
Thủ tướng đã đi khảo sát dự án đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành tại TX.Tân Uyên.
Dự án này có điểm đầu tại nút giao Gò Dưa (TP.HCM), điểm cuối giao với Quốc lộ 14 tại Chơn Thành (Bình Phước), tổng chiều dài toàn tuyến gần 69km.
Thủ tướng yêu cầu Bình Dương đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp trong quá trình triển khai các dự án
Dự án được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư đoạn qua Bình Dương khoảng 9.000 tỷ đồng, đoạn qua Bình Phước khoảng 500 tỷ đồng, đoạn qua TP.HCM khoảng 2.600 tỷ đồng; đầu tư bằng nguồn ngân sách của các địa phương.
Dự kiến giai đoạn 1 sẽ triển khai từ năm 2023-2025, song song với quá trình triển khai giai đoạn 1, Bình Dương kêu gọi nhà đầu tư triển khai giai đoạn 2 theo hình thức PPP dự kiến hoàn thành năm 2026. Giai đoạn 2 tổng mức đầu tư 13.500 tỷ đồng.
Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Bình Dương là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án. Khi hoàn thành, dự án sẽ kết nối tạo động lực phát triển cho các địa phương TP.HCM, tỉnh Bình Dương và Bình Phước.
Tiếp tục, Thủ tướng đã đến khảo sát Dự án đường sắt khu vực đầu mối TP.HCM tại giao lộ Mỹ Phước - Tân Vạn và đường Vành đai 4 (TP.Dĩ An).
Đây là dự án đang được tỉnh Bình Dương phối hợp với Bộ Giao thông vận tải lập dự án nghiên cứu tiền khả thi tuyến Bàu Bàng – Thị Vải – Cái Mép, gồm 3 giai đoạn: Bàu Bàng - An Bình, Dĩ An - Phước Tân, Biên Hoà và Phước Tân – Cái Mép thuộc dự án tuyến đường sắt Biên Hoà – Vùng Tàu. Dự án sẽ kết nối tỉnh Bình Phước, các tỉnh Tây Nguyên.
Thủ tướng và các Bộ ngành khảo sát tuyến đường Vành đai 3. Ảnh: T.L
Ngay sau đó, Thủ tướng đã khảo sát tiến độ Dự án đường Vành đai. Dự án đường Vành đai 3 đoạn qua Bình Dương dài 26,06km. Hiện tỉnh đang tiến hành chuẩn bị đầu tư giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư 19.280 tỷ đồng.
Trong đó có dự án xây lắp với tổng mức đầu tư 5.752 tỷ đồng và dự án giải phóng mặt bằng với tổng mức đầu tư 13.528 tỷ đồng. Theo báo cáo của tỉnh Bình Dương, dự án dự kiến khởi công dự án theo đúng kế hoạch chung (ngày 30/6/2023).
Ngoài ra, Thủ tướng còn khảo sát tuyến đường Hồ Chí Minh và Khu công nghiệp Bàu Bàng, tuyến đường Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng, đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương.
Riêng tuyến đường Vành đai 4, Thủ tướng Chính phủ đã giao các địa phương là cơ quan có thẩm quyền triển khai các dự án của đường Vành đai 4 qua địa bàn từng tỉnh.
Trong đó, UBND tỉnh Bình Dương thực hiện đoạn cầu Thủ Biên – Sông Sài Gòn (gồm cầu Thủ Biên và không bao gồm cầu vượt sông Sài Gòn), chiều dài khoảng 49 km. Theo báo cáo của tỉnh, hiện nay đã đầu tư 22,64 km; chưa đầu tư 25,66 km, tỉnh sẽ lập dự án thực hiện phân kỳ 2 giai đoạn.
Bình Dương đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp
Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Võ Văn Minh cho biết, phương hướng phát triển kinh tế xã hội vùng Đông Nam bộ theo tinh thần Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị xác định cần thiết phải: Hình thành vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ, logistics dọc hành lang Vành đai 3, Vành đai 4 và các tuyến cao tốc của vùng.
Trong quá trình xây dựng quy hoạch tích hợp, Bình Dương đã quy hoạch các khu vực phát triển đô thị, khu vực phát triển công nghiệp dọc các tuyến vành đai, cao tốc này, nhằm tạo không gian phát triển mới với nhiều dư địa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bình Dương đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp trong quá trình triển khai các dự án. Ảnh: T.L
Theo lãnh đạo tỉnh, điều này sẽ giúp Bình Dương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, di dời các doanh nghiệp, các khu công nghiệp trong đô thị không còn phù hợp quy hoạch, đồng thời tạo nguồn thu lớn từ quỹ đất để tái đầu tư phát triển.
Đồng thời, qua quá trình phát triển, Bình Dương bước đầu đã tích lũy được một nền tảng hạ tầng kỹ thuật giao thông, đô thị tương đối đồng bộ. Điều này thể hiện qua việc Bình Dương sớm hoàn thiện các phân đoạn chính thuộc tuyến đường Vành đai 3, và một số đoạn thuộc Vành đai 4 đi qua tỉnh.
Các tuyến vành đai cũng được tích hợp trực tiếp vào các tuyến đường chính nội tỉnh như Mỹ Phước - Tân Vạn - Bàu Bàng, kết nối về phía cảng biển, sân bay quốc tế.
Theo tỉnh ủy Bình Dương, điều đặc biệt là những tuyến đường này được hoàn thành thông qua quá trình huy động nguồn lực và hoàn thiện từ nguồn vốn doanh nghiệp, góp phần rất hiệu quả trong chia sẻ gánh nặng về ngân sách
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, đánh giá đây là các tuyến đường trọng điểm không chỉ của Bình Dương mà còn kết nối liên vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, mở ra không gian phát triển mới cho toàn khu vực.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Bình Dương khẩn trương hoàn thành các thủ tục đầu tư đúng quy định càng sớm càng tốt. Trong đó, dự án đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành hoàn tất thủ tục để khởi công trong tháng 4/2023.
Đặc biệt, Bình Dương đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp trong quá trình triển khai các dự án.
"Bình Dương cần đầu tư xây dựng các khu tái định cư, bố trí tái định cư phù hợp để người dân nhanh chóng ổn định đời sống sau khi Nhà nước thu hồi đất; từ đó an tâm, đồng thuận trong công tác giải phóng mặt bằng", Thủ tướng đề nghị
Đây là 1 trong những nội dung nằm trong Chương trình phát triển đô thị Lý Sơn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Hội đồng thẩm định các chương trình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh, thẩm định và báo cáo cho cấp thẩm quyền Quảng Ngãi.
So với đợt đầu tiên, tại lần đấu giá thứ 2 ở nhiều vị trí giá đấu trúng cao hơn hàng trăm triệu đồng/lô; so với khởi điểm giá đấu trúng cao hơn ít nhất 600 triệu – 1,4 tỷ đồng/lô.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa kiến nghị tháo gỡ nhiều vướng mắc, tạo cơ chế cho nhà đầu tư một số dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP.HCM và một số địa phương khác.
Các chủ đầu tư cùng được ưu đãi như miễn tiền sử dụng đất, giảm thuế VAT... thế nhưng mỗi dự án được công bố với mức giá khác nhau và có xu hướng tăng dần lên tới 25 triệu đồng/m2.
Đây là 1 trong những nội dung nằm trong Chương trình phát triển đô thị Lý Sơn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Hội đồng thẩm định các chương trình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh, thẩm định và báo cáo cho cấp thẩm quyền Quảng Ngãi.
So với đợt đầu tiên, tại lần đấu giá thứ 2 ở nhiều vị trí giá đấu trúng cao hơn hàng trăm triệu đồng/lô; so với khởi điểm giá đấu trúng cao hơn ít nhất 600 triệu – 1,4 tỷ đồng/lô.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa kiến nghị tháo gỡ nhiều vướng mắc, tạo cơ chế cho nhà đầu tư một số dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP.HCM và một số địa phương khác.
Các chủ đầu tư cùng được ưu đãi như miễn tiền sử dụng đất, giảm thuế VAT... thế nhưng mỗi dự án được công bố với mức giá khác nhau và có xu hướng tăng dần lên tới 25 triệu đồng/m2.