Thứ tư, 08/05/2024

Bình Dương quyết tâm di dời, phát triển công nghiệp lên phía Bắc

11/11/2022 4:52 PM (GMT+7)

Bình Dương phát triển công nghiệp lên phía Bắc, trong đó có việc di dời doanh nghiệp vào các khu, cụm công nghiệp tập trung được xem là giải pháp khắc phục các tồn tại và sắp xếp lại không gian phát triển mới.

Chịu tác động khi di dời vào các khu công nghiệp

Đề án chuyển đổi công năng, di dời doanh nghiệp vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN/CCN) là chủ trương nhằm thực hiện chương trình số 34 năm 2016 của Tỉnh ủy Bình Dương về đổi mới thu hút đầu tư.

Đề án này ra đời khi Bình Dương có rất nhiều doanh nghiệp công nghiệp nằm ngoài KCN/CCN (khoảng 71%). Phần lớn trong số đó đã đi vào hoạt động từ trước khi có các KCN/CCN tập trung.

Thêm phần quy mô các doanh nghiệp này đa phần là vừa và nhỏ, lại nằm đan xen trong khu dân cư nên thiếu hụt các nguồn lực cần thiết để xử lý chất thải, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng...

Chủ trương của tỉnh Bình Dương là không khuyến khích, tiến tới hạn chế việc xem xét đầu tư ngoài KCN/CCN; nhất là ở khu vực phía Nam tỉnh. Xe cộ lưu thông bên trong KCN Sóng Thần, TP.Dĩ An. Ảnh: Trần Khánh

Chủ trương của tỉnh Bình Dương là không khuyến khích, tiến tới hạn chế việc xem xét đầu tư ngoài KCN/CCN; nhất là ở khu vực phía Nam tỉnh. Xe cộ lưu thông bên trong KCN Sóng Thần, TP.Dĩ An. Ảnh: Trần Khánh

Bà Nguyễn Thanh Hà - Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết, có gần 3.000 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp với các quy mô khác nhau, phân bố nằm ngoài KCN/CCN ở địa bàn phía Nam tỉnh.

Những trở ngại này gây nên khó khăn trong việc quy hoạch phát triển các đô thị lớn của tỉnh Bình Dương; nhất là huyện thị phía Nam Bình Dương như TP.Thuận An, TP.Dĩ An, TP.Thủ Dầu Một, TX.Tân Uyên, TX.Bến Cát.

Tuy nhiên ở góc độ doanh nghiệp, nhiều đơn vị vẫn tỏ ra lo ngại, gây đình trệ sản xuất.

Theo ông Vương Siêu Tín – Phó Chủ tịch Hiệp hội gốm sứ Bình Dương, gốm sứ là nghề truyền thống đã khoảng 300 năm. Ngay tại Bình Dương, doanh nghiệp trong ngành gốm sứ tập trung khá đông ở phía Nam như TP.Dĩ An, TP.Thuận An.

Tuy nhiên, đặc thù của gốm sứ là nghề thủ công nên phụ thuộc rất lớn vào trình độ tay nghề của người lao động, và tính sáng tạo của nghệ nhân. Trong khi nhiều người trẻ không còn mặn mà nghề truyền thống. Không có lao động trình độ cao, nghề gốm sứ khó tồn tại.

Vì vậy, nếu di chuyển lên phía Bắc rất nhiều doanh nghiệp lo ngại khó tuyển nhân sự. Khi doanh nghiệp di dời, lực lượng lao động cũ có đi theo doanh nghiệp hay không? Nếu theo doanh nghiệp đến chỗ mới, cơ sở vật chất có đáp ứng được nhu cầu của họ? Tất cả các vấn đề này đều cần tỉnh Bình Dương có chính sách thỏa đáng.

Nhiều doanh nghiệp ngành gốm sứ còn lo ngại việc di dời vì sợ khó tuyển dụng lao động lành nghề. Ảnh: Trần Khánh

Nhiều doanh nghiệp ngành gốm sứ còn lo ngại việc di dời vì sợ khó tuyển dụng lao động lành nghề. Ảnh: Trần Khánh

Bà Trương Thị Thúy Liên – Phó Chủ tịch Hiệp hội da giày Bình Dương cũng cho rằng, việc di dời dễ dẫn đến những xáo trộn rất lớn trong nhân sự. "Lao động là yếu tố sống còn với doanh nghiệp. Việc di dời ồ ạt, nếu không xử lý khéo các giải pháp sẽ kéo theo tranh giành lao động", bà Liên lo ngại.

"Việc di dời thích hợp nhất khi đã ổn định quỹ đất công. Lúc đó, các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề sẽ dễ dàng hỗ trợ nhau cùng hình thành chuỗi cung ứng trong tương lai", bà Liên đề nghị.

Sẽ hỗ trợ doanh nghiệp hết mình

Ông Phạm Văn Tuyên – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thừa nhận, di dời chưa bao giờ là việc dễ. Người lao động đi tới đâu sẽ kéo theo tới đó là các nhu cầu, các thiết chế văn hóa.

Nhiệm vụ này cần giải quyết trên tổng thể. Sở sẽ tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh hỗ trợ người lao động, chú trọng vào lao động ngoại tỉnh để tạo tâm lý tốt, giữ chân người lao động.

Đồng thời, Sở sẽ phối hợp nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp liên quan đến thuế, phí, lãi suất nhằm ổn định sản xuất trong thời gian chuẩn bị di dời, và sau khi di dời.

Tuy nhiên, ông Tuyên cũng cho rằng di dời là cơ hội để doanh nghiệp hoàn thiện hơn. "Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh áp dụng công nghệ hiện đại, ít thâm dụng lao động hơn", ông Tuyên nói.

Khu công nghiệp Tân Bình, huyện Bàu Bàng đang định hướng sẽ mở rộng để thực hiện Đề án đi dời ngành công nghiệp về phía Bắc. Ảnh: Trần Khánh

Khu công nghiệp Tân Bình, huyện Bàu Bàng đang định hướng sẽ mở rộng để thực hiện Đề án đi dời ngành công nghiệp về phía Bắc. Ảnh: Trần Khánh

Ông Phạm Trọng Nhân - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Bình Dương đang xây dựng quy hoạch để định hướng Bình Dương phát triển bền vững, hài hòa trong khu vực và cả nước. Trong đó, quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 sẵn sàng đáp ứng được nhu cầu thuê đất của doanh nghiệp.

Chủ trương di dời các khu cụm công nghiệp tập trung và phát triển công nghiệp về phía Bắc của tỉnh cũng là cơ hội để doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai. "Vì thế, Sở Kế hoạch và Đầu tư mong doanh nghiệp đồng tình với chủ trương của tỉnh", ông Nhân chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, quá trình phát triển công nghiệp ở Bình Dương sau 25 năm đã bộc lộ nhiều bất cập, và chưa khác thác tốt tiềm năng đất đai ở các huyện phía Bắc.

Chủ trương của tỉnh Bình Dương là không khuyến khích, tiến tới hạn chế việc xem xét đầu tư ngoài KCN/CCN; nhất là ở khu vực phía Nam tỉnh.

Việc di dời là nhằm khắc phục các hạn chế và sắp xếp lại không gian phát triển mới. Lãnh đạo tỉnh Bình Dương chia sẻ với nỗi lo của các doanh nghiệp và mong các doanh nghiệp ủng hộ chủ trương lớn của tỉnh

"Chủ trương là để công nghiệp Bình Dương mạnh hơn, tốt hơn chứ không phải làm yếu đi. Mục đích cuối cùng là đảm bảo sự phát triển tối đa của doanh nghiệp" ông Dành chia sẻ.
Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM tăng cường khoa học, ứng dụng thông tin trong quản lý quy hoạch đô thị

TP.HCM tăng cường khoa học, ứng dụng thông tin trong quản lý quy hoạch đô thị

Thời gian qua, TP.HCM đang đẩy mạnh việc quản lý quy hoạch đô thị triển khai theo hướng đổi mới, chú trọng đánh giá dữ liệu, tăng tính khoa học, đảm bảo sự đồng bộ về cơ sở pháp lý.

Tăng tốc hoàn thành hạng mục quan trọng dự án nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Tăng tốc hoàn thành hạng mục quan trọng dự án nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cùng các đơn vị nhà thầu đã đặt mục tiêu hoàn thành thi công hạng mục kết cấu thép mái nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 2/9/2024.

Thị trường Việt Nam tạo kết quả bất ngờ cho công ty bia Đan Mạch

Thị trường Việt Nam tạo kết quả bất ngờ cho công ty bia Đan Mạch

Tưởng rằng giai đoạn "giông bão" gần đây trên thị trường bia Việt Nam đã làm các công ty bia lao đao, Carlsberg báo cáo doanh số từ Việt Nam quý 1/2024 tăng 4%. Ngoài ra, sản lượng năm ngoái tại Việt Nam của hãng bia Đan Mạch tăng 8%.

Cháy rụi 40 xe điện tại Hội An

Cháy rụi 40 xe điện tại Hội An

Vụ cháy lớn tại bãi đậu xe ở Trường Cao đẳng Điện lực miền Trung (thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) hôm nay làm 40 xe điện bị thiêu rụi.

TP.HCM gỡ vướng về quy hoạch tách thửa cho người dân

TP.HCM gỡ vướng về quy hoạch tách thửa cho người dân

UBND TP.HCM thống nhất sẽ ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất từ các loại đất khác sang đất ở của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tại các khu vực quy hoạch theo quy định các luật hiện hành để gỡ vướng cho người dân.

Trung tâm TP.HCM sẽ có tuyến đường giống kiểu Nhật Bản

Trung tâm TP.HCM sẽ có tuyến đường giống kiểu Nhật Bản

TP.HCM sẽ cải tạo đường Thái Văn Lung (quận 1), con đường nổi tiếng với nhiều không gian văn hóa ẩm thực, thành phố đi bộ như đường Nguyễn Huệ. Công trình hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản.