Thứ sáu, 26/04/2024

Bộ trưởng Lê Minh Hoan ám ảnh về lời nói của một lão nông tri điền

24/11/2022 8:30 AM (GMT+7)

“Nếu lúa có giá thì nông dân chúng tôi sẵn sàng ra ngoài đồng giăng mùng để ngủ giữ lúa cho Chính phủ, để làm an ninh lương thực. Còn nếu lúa không có giá, thu nhập của người trồng lúa không sống nổi thì chúng tôi sẽ bỏ ruộng, lúc đó mới là vấn đề đối với an ninh lương thực".

Ông Hoan kể lại như vậy và cho biết câu nói của lão nông đã ám ảnh ông suốt thời gian qua.

Thay đổi tư duy sản xuất

Ngày 18/11, tại Đồng Tháp, diễn ra Hội thảo Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, “giải pháp từ cây lúa". Hội thảo do báo Thanh Niên phối hợp UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan không trực tiếp dự nhưng thực hiện ghi hình và chia sẻ, gửi gắm đến hội thảo. Bộ trưởng đã chọn một bức hình chụp tại hội chợ Thái Festival ở Thái Lan với dòng chữ: “Think rice - think Thailand”. Người Thái đã tiếp cận một tư duy khác đối với ngành hàng lúa gạo trong khi chúng ta đang tiếp cận ở tư duy sản lượng, tư duy thương mại.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan 'ám ảnh' về lời nói của một lão nông tri điền - Ảnh 1.

Thời gian qua, người nông dân luôn đặt mục tiêu tăng sản lượng lúa gạo.

“Tôi rất ấn tượng chữ “think” là chữ “tư duy”, có lẽ là đã đến lúc chúng ta tư duy lại ngành hàng lúa gạo cả nước nói chung và ngành hàng lúa gạo của ĐBSCL”, ông Hoan nói.

Theo Bộ trưởng NN&PTNT, hiện đang có ý kiến ĐBSCL không nên trồng lúa nữa vì ngành hàng lúa gạo là ngành hàng mang lại giá trị thấp, người nông dân trồng lúa là người ở tầng thấp trong mức độ thu nhập. Đeo đẳng câu chuyện đó thành ra mỗi năm, hàng triệu người ĐBSCL phải đi Bình Dương, Đồng Nai.

“Tôi nghĩ rằng ý kiến đó cũng có phần đúng và chúng ta cần tiếp cận khác. Tôi nói lại một lần nữa là chúng ta phải chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đó là chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn”, ông Hoan bày tỏ.

Ông Hoan cho rằng, rất nhiều năm chúng ta chạy theo tư duy sản xuất, chúng ta lấy sản lượng làm mục tiêu, chúng ta làm mọi giải pháp để tăng sản lượng lên nhưng hiện tại đã tới mức sản lượng không đồng nghĩa với thu nhập, thậm chí là đi ngược lại thu nhập.

Ông Hoan nhắc lại lời của một lão nông tri điền ở huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) gửi ông Hoan trước khi ra T.Ư nhận nhiệm vụ Bộ trưởng: “Nếu lúa có giá thì nông dân chúng tôi sẵn sàng ra ngoài đồng giăng mùng để ngủ giữ lúa cho Chính phủ, để làm an ninh lương thực. Còn nếu lúa không có giá, thu nhập của người trồng lúa không sống nổi thì chúng tôi sẽ bỏ ruộng, lúc đó mới là vấn đề đối với an ninh lương thực".

Theo ông Hoan, câu nói của lão nông đã ám ảnh ông suốt thời gian qua.

Ông Hoan nhấn mạnh, cây lúa không phải một loại nông sản để buôn chuyến nữa, mà nó trở thành một chuỗi ngành hàng kinh tế. Bởi vì đến lúc, sản lượng sẽ nhỏ lại, diện tích sẽ giảm nhưng phải tăng về chất và tăng về giá trị.

“Mục tiêu của chúng ta nằm ở chỗ đó. Chúng ta phải tổ chức lại một hệ sinh thái ngành hàng. Đó là một chuỗi để nâng hình ảnh của ngành lúa gạo, nâng thương hiệu của lúa gạo ĐBSCL lên”, ông Hoan gửi gắm.

Tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung

Theo GS Võ Tòng Xuân, từ năm 1989 đến nay, suốt 32 năm, làm rạng rỡ nước nhà, đặt Việt Nam vào vị trí Top 3 quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Đó là cả một hy sinh lớn, vì người trồng lúa vẫn chưa làm giàu được do chạy theo sản lượng bằng áp dụng quá nhiều hóa chất, giá thành cao, chất lượng thấp, vừa phí phạm nước tưới.


Trong khi đó, một số ít nông dân đã làm giàu nhờ chuyển sang sản xuất những loại cây con khác không phải cây lúa. Hiện nay, cây lúa Việt Nam phải sống chung với biến đổi khí hậu (nước lũ, hạn, mặn xâm nhập) vừa giảm phát thải khí nhà kính, vừa làm nhiệm vụ chính trị để bảo đảm an ninh lương thực cho toàn xã hội, vừa làm nhiệm vụ kinh tế.

GS Võ Tòng Xuân đề xuất giải pháp là cần quy hoạch lại vùng sản xuất lúa theo hướng phù hợp và bền vững. Cụ thể, đối với cây lúa vùng thượng nguồn có đất phù sa cổ xen lẫn đất phèn sâu, quanh năm có nước ngọt, không nước mặn xâm nhập. Vì thế, áp dụng kỹ thuật canh tác an toàn thực phẩm, chất lượng cao, chủ yếu sử dụng giống lúa ngắn ngày năng suất cao; hạt dài, trung bình, hoặc tròn tùy theo khách hàng đầu ra.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan 'ám ảnh' về lời nói của một lão nông tri điền - Ảnh 3.

Người nông dân trồng lúa cần có tư duy mới để thoát nghèo.

Đối với vùng trũng giữa đồng bằng, phù sa có phèn, hàng năm bị ngập lũ trong mùa mưa và thủy triều; khô hạn trong mùa nắng. Hiện tại đang sản xuất lúa 3 vụ/năm trong các vùng đê bao ngăn lũ có đầy đủ hệ thống thủy lợi trong tiêu thụ rất nhiều nước ngọt quý hiếm, xen kẻ với các vườn cây ăn trái rất tốt trên liếp cao. Hướng tới sẽ giảm diện tích lúa, còn vùng lúa 2 xen vụ thủy sản (tôm càng xanh, cá) trong nước lũ thiên nhiên; vùng mương liếp trồng cây ăn trái trên liếp và giữ nước lũ trong hệ thống mương để vừa nuôi thủy sản sử dụng trong mùa nắng. Mỗi vùng cây ăn trái rộng lớn có khu công nghiệp chế biến (sơ chế, đóng gói/thùng, tạm trữ.


Ngoài ra, với vùng ven biển, đây là vùng sản xuất bền vững nhất: lúa chất lượng cao xen nuôi tôm càng xanh trong mùa mưa và nuôi thủy sản nước lợ/mặn trong mùa nắng. Theo GS Xuân, để tạo điều kiện cho nông dân sử dụng hữu hiệu nước mặn trong mùa nắng, Nhà nước sẽ đầu tư xây dựng các hệ thống thủy lợi lấy nước mặn vào và đưa nước thải ra khu xử lý. Đồng thời tiếp tục đầu tư khoa học và cấu trúc hạ tầng thủy lợi thiết lập những vườn cây ăn trái hiện đại từ các diện tích lúa vùng kém thích nghi giữa đồng bằng và vùng lúa tôm ven biển để nông dân tham gia sản xuất có lợi nhuận lớn hơn.

Theo Tiền phong


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (ngày 25/4) tiếp tục bị huỷ. Ngân hàng Nhà nước thông báo nguyên nhân do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Rào cản lớn nhất hiện nay là những góc nhìn không đồng thuận với sự tồn tại của "trường chuyên, lớp chọn" từ cấp THCS. Nhưng đừng quên nhu cầu giáo dục trong một xã hội đang phát triển là rất đa dạng.

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Giá USD ở các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng lập đỉnh mới sau thông tin Ngân hàng Nhà nước bắt đầu bán ngoại tệ can thiệp thị trường từ 19-4

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Giá cà phê nhân đã thiết lập kỷ lục mới khi đạt mức hơn 123.000 đồng/kg. Nguyên liệu tăng giá nhưng qua khảo sát, các sản phẩm chế biến sâu phục vụ khách hàng vẫn “nằm im’.

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài 5 ngày được xem là cơ hội cho các ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái "hốt bạc". Song thực tế, đến thời điểm này, số lượng khách đặt thuê xe mới đạt khoảng 20%, thấp hơn mức 50% trong dịp lễ này năm ngoái.

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Dù Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp thị trường, giá USD trên thị trường tự do sáng nay (20/4) vẫn tiếp tục tăng, trong khi giá USD ở các ngân hàng cũng duy trì quanh vùng đỉnh.