Ngân hàng thực phẩm (Foodbank) Việt Nam vừa tổ chức hội thảo Phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm bền vững: "Cơ hội và Thách thức" và ra mắt dự án Chia sẻ và chống lãng phí thực phẩm (Food share) nhằm hướng ứng Ngày Lương thực thế giới (16-10) hằng năm.
Chia sẻ tại sự kiện, ông Craig Nermit - Giám đốc dịch vụ Foodbank toàn cầu (GFN) dẫn báo cáo của Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) cho thấy 1/3 thực phẩm trên thế giới bị hư hỏng hoặc bỏ đi trong quá trình vận chuyển từ sản xuất đến tiêu thụ, gây thiệt hại đến 940 tỉ USD/năm.
Việc thực phẩm được sản xuất ra nhưng không được tiêu thụ mà chuyển thành "rác" không chỉ gây ra thiệt hại kinh tế mà còn làm ô nhiễm môi trường do sử dụng tài nguyên nhiều hơn nhu cầu cũng như phát sinh vấn đề xử lý rác thải.
Ngoài ra, giữa lúc thực phẩm bị lãng phí thì rất nhiều người bị thiếu lương thực, thực phẩm đòi hỏi xã hội phải đưa ra những giải pháp để giải quyết vấn đề.
Ông Nguyễn Tuấn Khởi, Chủ tịch Foodbank Việt Nam chia sẻ tại sự kiện
Tại Việt Nam, Foodbank Việt Nam đã có sáng kiến dùng công nghệ để chia sẻ và chống lãng phí thực phẩm cũng như thúc đẩy thành lập Hiệp hội Chia sẻ và chống lãng phí thực phẩm nhằm tạo tác động tích cực, giúp Việt Nam sớm ban hành hành lang pháp lý trong hoạt động chống lãng phí thực phẩm.
Cụ thể, ông Nguyễn Tuấn Khởi, Chủ tịch Foodbank Việt Nam cho biết sẽ ra mắt một mạng xã hội (đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép) cùng với một ứng dụng (app) giúp kết nối trực tiếp người có nhu cầu chia sẻ thực phẩm và bên cần.
Cách làm truyền thống của Foodbank Việt Nam là nhận thực phẩm từ bên trao tặng, chuyển về kho sau đó phân phối đến bên cần. Cách làm này cũng gây tốn nguồn lực trong việc vận chuyển hàng, bảo quản còn cách làm mới giống như "Uber" trong việc chia sẻ thực phẩm.
Một nội dung dự án quan tâm là kiến nghị chính sách để Việt Nam sớm ban hành Luật về chống lãng phí thực phẩm để hỗ trợ, khuyến khích các giải pháp chống lãng phí thực phẩm cũng như có chế tài đối với hành vi lãng phí thực phẩm.
"Ví dụ như Trung Quốc hiện nay đã có chế tài đối với các người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOLs) quảng bá việc ăn uống vô độ hoặc lãng phí thực phẩm (các clip mukbang – PV)" – ông Khởi chia sẻ.
Theo một khảo sát do Electrolux thực hiện trên quy mô 4.000 hộ gia đình tại 8 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 2 về chỉ số lãng phí thực phẩm, chỉ xếp sau Trung Quốc.
Tại Việt Nam, cơm/bún/phở/mì chiếm tỉ lệ lớn nhất trong biểu đồ những loại thức ăn bị lãng phí (68%), kế đến là thịt/cá nấu chín (53%) và rau củ (44%).
Hơn một năm kể từ khi chiến tranh ở Ukraine nổ ra, một thực tế dễ thấy với các doanh nghiệp nước ngoài tại Nga là: Rời khỏi nước này không hề đơn giản...
Thăm và tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn ngày 29/5, ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bình Dương, cho biết hơn 1 triệu công nhân, người lao động ở Bình Dương đang đối diện nhiều khó khăn do biến động kinh tế thế giới.
Giá lương thực, thực phẩm, điện, nước sinh hoạt tăng do thời tiết nắng nóng kéo dài là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tăng nhẹ 0,01% so với tháng trước.
Năm tháng đầu năm 2023, 88.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều đăng ký mới, vốn của doanh nghiệp ngày càng teo tóp.
Quả bí sợi mì sau khi luộc trong nước sôi khoảng 15-20 phút, phần ruột sẽ cạo ra được những sợ dài như mì, có vị ngọt nhẹ, giòn và thơm ngon.
Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ bao gồm nhóm thiết bị gia dụng như: bóng đèn huỳnh quang compact, bếp hồng ngoại, bếp từ, đèn LED...