Canada đầu tư hơn 1 tỷ USD hỗ trợ nghiên cứu về công nghệ mới
Hà Linh
03/05/2023 7:30 PM (GMT+7)
Tổng cộng có 11 trường đại học ở Canada được nhận khoản đầu tư hỗ trợ các sáng kiến nghiên cứu về công nghệ mới của Chính phủ thông qua Quỹ hỗ trợ nghiên cứu ban đầu (CFREF).
Tổng cộng có 11 trường đại học ở Canada được nhận khoản đầu tư hỗ trợ các sáng kiến nghiên cứu về công nghệ mới của Chính phủ thông qua Quỹ hỗ trợ nghiên cứu ban đầu (CFREF).
(Nguồn: Barrons)
Chính phủ Canada vừa quyết định chi 1,4 tỷ CAD (1,032 tỷ USD) để hỗ trợ các sáng kiến nghiên cứu về công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), người máy (robot), thu hồi khí thải carbon hay chăm sóc sức khỏe.
Tổng cộng có 11 trường đại học được nhận khoản đầu tư này thông qua Quỹ hỗ trợ nghiên cứu ban đầu (CFREF), một chương trình nhằm hỗ trợ tăng cường công tác nghiên cứu tại các trường đại học.
Theo Bộ trưởng Công nghiệp, Khoa học và Đổi mới Francois Philippe Champagne, mục tiêu của việc hỗ trợ nghiên cứu là nhằm giúp các trường đại học, các nhà khoa học đi tiên phong trong các lĩnh vực nghiên cứu nhằm đóng góp cho nền kinh tế thế kỷ 21.
Quỹ CFREF được thành lập vào năm 2015 với mục tiêu tạo ra sự cạnh tranh cho các nhà khoa học Canada trong nỗ lực nghiên cứu, vượt xa những gì mà một phòng thí nghiệm hay một nhóm đơn lẻ có thể làm được.
Đây là lần thứ ba Chính phủ Canada cấp nguồn tài chính cho Quỹ CFREF để phân bổ tới các trường đại học hoặc viện nghiên cứu dựa trên các dự án nghiên cứu được đăng ký. Trong năm nay, các dự án nghiên cứu được đăng ký rất đa dạng, gồm các sáng kiến về công nghệ, y học và khoa hoạc xã hội.
Đại học Toronton đã giành được khoản hỗ trợ lớn nhất, gần 200 triệu CAD, cho dự án tập trung vào AI để phát triển vật liệu mới có thể ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ và chăm sóc y tế.
Phó Chủ tịch của trường, bà Leah Cowen chia sẻ rằng khoản đầu tư này cho phép trường vươn lên dẫn đầu trong việc thực hiện các nghiên cứu đổi mới. Đại học Toronto đã thực hiện nhiều nghiên cứu có giá trị từ thuốc chữa bệnh, nhựa phân hủy sinh học, ximăng ít carbon đến năng lượng tái tạo.
Đại học McGill cũng giành được khoản hỗ trợ 165 triệu CAD cho nghiên cứu phát triển loại thuốc dựa trên RNA. Đây là lĩnh vực nghiên cứu có tầm quan trọng đóng góp cho việc phát triển thành công loại vaccine mRNA điều trị COVID-19.
Trong khi đó, đại học Dalhousie nhận được hỗ trợ 154 triệu CAD cho nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ mối quan hệ chưa được biết tới giữa các đại dương và khí hậu. Giám đốc viện đại dương Anya Waite của đại học Dalhousie nói rằng, dự án này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho những nghiên cứu về sau trong vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu của các cộng đồng viên biển.
Đại học Calgary nhận được hỗ trợ 125 triệu CAD cho đề tài nghiên cứu cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Canada xếp hạng thứ 30 thế giới về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em theo báo cáo 2020 của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF).
Ngoài các nghiên cứu về y sinh, dự án còn đi sâu nghiên cứu các yếu tố xã hội ảnh hưởng tới sức khỏe để có thể giải quyết triệt để hơn vấn đề cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
Các trường đại học khác có dự án nhận được hỗ trợ trên dưới 100 triệu CAD như Đại học Newfoundland (dự án vận chuyển sạch trên Bắc Cực), Đại học Ottawa (dự án kết nối não-tim), Đại học Montreal (đề tài AI có trách nhiệm), Đại học Concordia (dự án cộng đồng khử carbon), Đại học York (hệ thống máy móc và thần kinh) và Đại học Victoria (chuyển đổi năng lượng cộng đồng).
Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, nơi giám sát các dự án nghiên cứu, ông Ted Hewitt nhận xét các dự án giành được tài trợ lần này rất đáng chú ý bởi chúng đã vượt qua các nguyên tắc nghiên cứu truyền thống.
Ông nhấn mạnh các dự án là sự kết hợp giữa khoa học và kỹ thuật, khoa học xã hội và y tế, cũng như các mục tiêu khác liên quan tới vấn đề nhân văn.
Theo ông Champagne, khoa học ngày hôm nay là nền kinh tế của ngày mai. Những khoản đầu tư lịch sử này đang giúp củng cố vị thế của Canada trong các lĩnh vực nghiên cứu mang tầm thế giới.
Với lực lượng lao động được giáo dục tốt, các tổ chức nghiên cứu khoa học đẳng cấp thế giới và hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh mẽ, nền kinh tế Canada đang nhanh chóng trở thành nền kinh tế dẫn đầu về công nghệ toàn cầu, xây dựng được thế mạnh trong các lĩnh vực như AI.
Giới chuyên gia dự báo thị trường vàng trong nước sẽ tiếp tục tăng sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên đầu tư vàng liệu có còn "ngon ăn" như năm qua?
Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đến gần, những hình ảnh nải chuối xanh giá gần 1 triệu đồng đã trở thành tâm điểm chú ý. Đây không chỉ là câu chuyện về cung - cầu thị trường mà còn phản ánh rõ nét tâm lý, văn hóa và niềm tin tâm linh của người Việt.
Highlands Coffee đã tạo nên một cơn sốt mới khi mang hương vị cà phê đến tận các cây xăng. Liệu đây có phải là một chiến lược kinh doanh thông minh trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành bán lẻ hay chỉ là một cơn sốt nhất thời?
Cách đây ít ngày, việc cửa hàng bánh cốm Nguyên Ninh - tiệm bánh cốm gia truyền lừng danh 11 Hàng Than, Hà Nội - bị tạm dừng hoạt động do những vi phạm về vệ sinh, an toàn thực phẩm gây băn khoăn trong dư luận.
Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ cận kề, một chuyên gia thương mại đã cần mẫn nhắn nhủ tới những bạn bè thân thiết: "Ngày Tết dù ăn uống đơn giản cũng chịu khó mua sắm một chút để không uổng công các doanh nghiệp thương mại chuẩn bị hàng nhé!"
Bằng cách liên kết trong một doanh nghiệp xã hội, những người phụ nữ Ấn Độ đã đưa một món ăn vặt quen thuộc, làm hoàn toàn thủ công thành mặt hàng xuất khẩu doanh thu hàng triệu USD mỗi năm, mang lại cho họ thu nhập và vị thế trong xã hội.
Giới chuyên gia dự báo thị trường vàng trong nước sẽ tiếp tục tăng sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên đầu tư vàng liệu có còn "ngon ăn" như năm qua?
Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đến gần, những hình ảnh nải chuối xanh giá gần 1 triệu đồng đã trở thành tâm điểm chú ý. Đây không chỉ là câu chuyện về cung - cầu thị trường mà còn phản ánh rõ nét tâm lý, văn hóa và niềm tin tâm linh của người Việt.
Highlands Coffee đã tạo nên một cơn sốt mới khi mang hương vị cà phê đến tận các cây xăng. Liệu đây có phải là một chiến lược kinh doanh thông minh trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành bán lẻ hay chỉ là một cơn sốt nhất thời?
Cách đây ít ngày, việc cửa hàng bánh cốm Nguyên Ninh - tiệm bánh cốm gia truyền lừng danh 11 Hàng Than, Hà Nội - bị tạm dừng hoạt động do những vi phạm về vệ sinh, an toàn thực phẩm gây băn khoăn trong dư luận.
Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ cận kề, một chuyên gia thương mại đã cần mẫn nhắn nhủ tới những bạn bè thân thiết: "Ngày Tết dù ăn uống đơn giản cũng chịu khó mua sắm một chút để không uổng công các doanh nghiệp thương mại chuẩn bị hàng nhé!"
Bằng cách liên kết trong một doanh nghiệp xã hội, những người phụ nữ Ấn Độ đã đưa một món ăn vặt quen thuộc, làm hoàn toàn thủ công thành mặt hàng xuất khẩu doanh thu hàng triệu USD mỗi năm, mang lại cho họ thu nhập và vị thế trong xã hội.