Sau khi lập gia đình, anh Đốt cùng vợ là chị Lù Thị Sơn cần mẫn sớm hôm cấy lúa, trồng ngô mong có đủ lương thực đảm bảo cuộc sống hàng ngày. Dù chăm chỉ đến đâu, nhưng do canh tác theo lối truyền thống, thiếu áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên đói nghèo vẫn cứ mãi đeo bám.
Anh Đốt cho hay: Để có tiền trang trải cuộc sống, tôi thường ra thị trấn Tân Uyên tìm việc làm. Ai thuê gì làm nấy, nhiều hôm gặp mưa giông gió giật không có việc làm phải về nhà trong tình trạng bụng đói meo, người thì mệt lả. Cuộc sống bấp bênh, có lúc như rơi vào bế tắc, vì vậy tôi luôn khát khao tìm hướng phát triển kinh tế mới.
Dám nghĩ, dám làm anh Đốt đã tận dụng diện tích đất của gia đình đưa nhiều loại cây, con giống mới vào sản xuất, nâng cao năng suất, nhờ đó thu nhập hàng năm tăng, trừ chi phí gia đình cũng tiết kiệm được vài chục triệu đồng mỗi năm. Ảnh Bảo Anh.
Năm 2015 – 2016, nhận thấy tiềm năng từ đất ruộng, đồi, ao có thể khai thác phát triển kinh tế. Vì vậy anh Đốt đã tập trung thời gian, nhân lực tăng gia sản xuất. Bước đầu anh cải tạo vườn tạp, thau chua rửa mặn ao nuôi cá, chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở một số diện tích đất ruộng gần nhà.
Cũng vào thời gian này, cấp ủy chính quyền địa phương tổ chức cho người dân trong xã đi tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình kinh tế hiệu quả trên địa bàn huyện, tỉnh, anh Đốt đã chủ động tham gia.
Những lần được thực tế ở cơ sở, được tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm anh Đốt đã học hỏi được nhiều kiến thức trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt như chăm sóc lúa, chuối, chanh leo, nuôi gà, bò ở xã Phúc Khoa, xã Pắc Ta, huyện Tân Uyên, Lai Châu; mô hình trồng mắc ca ở huyện Tam Đường, Lai Châu và nuôi lợn thành phố Lai Châu. Bên cạnh đó anh cũng nắm được các biện pháp phòng bệnh cho đàn gia súc gia cầm.
Thay vì nuôi lợn thả rông quanh nhà, anh Đốt đã mạnh dạn đầu tư chuồng nuôi nhốt, cùng với đó anh chú trọng khâu chăm sóc nên đàn lợn con nào con đấy béo tròn, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Ảnh Bảo Anh.
Rút kinh nghiệm từ những vụ trồng lúa trước, mấy năm gần đây khi sử dụng các giống lúa anh Đốt đã cân nhắc theo mùa. Nếu trước kia gieo cấy không có kế hoạch rõ ràng, không chuẩn bị chu đáo các khâu làm đất, ủ thóc giống theo định hướng tuyên truyền của địa phương, khiến gia đình anh thu hoạch thóc ít, thiếu đói, đứt bữa triền miên.
Thì nay anh đã thay đổi cách nghĩ cách làm, thóc giống lúa lai không để được lâu, cây lúa lại khó chăm sóc, dễ sâu bệnh anh Đốt thực hiện xuống giống vào vụ chiêm xuân. Còn giống lúa địa phương có khả năng thích ứng với diễn biến của thời tiết thì anh cấy vào vụ mùa.
Việc chăm sóc, làm cỏ lúa theo từng giai đoạn như làm đòng, trổ bông cũng được anh chú ý, dùng các loại phân bón hợp lý theo từng thời điểm, nhất là việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đúng định lượng chứ không liều lĩnh như trước. Nhờ đó năng suất cây trồng tăng lên, nguồn lương thực gia đình ngày dôi dư qua các vụ.
Càng làm càng say, nhận thấy nhu cầu người tiêu dùng hiện nay ưa sử dụng sản phẩm địa phương không sử dụng thức ăn công nghiệp. Do đó anh Đốt đã đầu tư nuôi vịt, gà với số lượng lớn, có thời điểm gia đình anh nuôi gần 200 con.
Áp dụng hình thức chăn nuôi an toàn nên các sản phẩm gia súc, gia cầm được người dân trên địa bàn tin tưởng mua đông đảo. Hơn nữa nhiều khách hàng còn đến tận nhà anh mua, giúp anh tiết kiệm thời gian, công sức vận chuyển. Hiện gia đình anh cấy 7000m2, nuôi 8 con lợn. Nhằm chủ động nguồn thức ăn, anh trồng cỏ voi, nuôi thêm 5 con trâu sinh sản và 3 ao cá.
Dẫn chúng tôi thăm vườn chè xanh ngát, anh Đốt bộc bạch nỗi niềm: Trước đây trên diện tích này, gia đình tôi trồng cây bồ đề, thông... Nhưng trồng được 7 năm mà không ai mua phải chặt làm củi đun. Năm 2017, nghe theo địa phương tuyên truyền, gia đình tôi chuyển đổi sang trồng chè chất lượng cao với diện tích 1,4ha hiện nay đều cho thu hoạch.
"Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là quyết định đúng đắn đã góp phần giúp gia đình tôi thu nhập mỗi năm khoảng 80 triệu đồng", anh Đốt hồ hởi cho biết.
Giờ đây, trong ngôi nhà khang trang với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, các loại máy móc dùng trong sản xuất như máy cày, máy tuốt lúa, máy xát thóc nhà anh cũng đã sắm đủ. Anh Đốt dự định mua thêm trâu, bò về nuôi về nuôi mở rộng quy mô chăn nuôi để nâng cao thu nhập hơn nữa.
Còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday - sự kiện mua sắm lớn nhất năm, nhưng nhiều thương hiệu đã triển khai khuyến mãi sớm thu hút sức mua từ người tiêu dùng, nhất là các chị em.
Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Thời điểm này, các nhà sản xuất đã bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường. Nhiều đơn vị bán lẻ rầm rộ tổ chức kết nối với các doanh nghiệp, khách hàng lớn để bán hàng Tết.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.