Chiến tranh thương mại của ông Trump gây chấn động doanh nghiệp toàn cầu
V.N (Theo Reuters)
25/04/2025 8:02 AM (GMT+7)
Doanh nghiệp ở nhiều ngành đang phải tăng giá, điều chỉnh lại hướng đi tài chính và cảnh báo về sự bất định ngày càng gia tăng khi chiến tranh thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động làm đội chi phí, đứt gãy chuỗi cung ứng và gây lo ngại về kinh tế toàn cầu.
Báo cáo lợi nhuận ngày thứ Năm 24/4 cho thấy, các tập đoàn toàn cầu đang vấp phải “bức tường bất định” trong quý đầu năm, khi các giám đốc phải vật lộn với lập trường liên tục thay đổi của chính quyền Trump về thương mại.
Khi mùa công bố kết quả kinh doanh bước vào tuần cao điểm thứ hai, các công ty đang tính toán thiệt hại và vạch ra cách giảm thiểu hậu quả.
“Chúng tôi sẽ phải sử dụng mọi công cụ có thể để giảm thiểu tác động của thuế quan lên chi phí và kết quả kinh doanh,” CFO Andre Schulten của Procter & Gamble cho biết sau khi tập đoàn sản xuất Pampers công bố kế hoạch tăng giá để bù chi phí.
Các công ty thực phẩm, đồ uống và tiêu dùng lớn như PepsiCo, Thermo Fisher cũng cắt giảm dự báo lợi nhuận cả năm do bất ổn thương mại. Hãng hàng không American Airlines rút lại hướng dẫn tài chính năm 2025, theo sau các đối thủ cùng ngành.
“So với ba tháng trước, chúng tôi không còn lạc quan về sức mua của người tiêu dùng Mỹ,” CFO Jamie Caulfield của PepsiCo nói.
CEO Nestlé Laurent Freixe, Unilever – tập đoàn sản xuất xà phòng Dove – và Chipotle đều cảnh báo niềm tin người tiêu dùng Mỹ đang suy giảm.
Gần 30 công ty toàn cầu đã điều chỉnh hoặc rút lại dự báo trong hai tuần qua, theo phân tích của Reuters, bao gồm cả Masco, Delta Airlines và Southwest.
Tesla của Elon Musk cho biết sẽ xem xét lại mục tiêu tăng trưởng trong ba tháng tới do chính sách thương mại và làn sóng tẩy chay ảnh hưởng đến doanh số bán xe.
Đầu tháng 4, ông Trump công bố loạt thuế quan lên hầu hết các quốc gia trên thế giới trong một sự kiện rầm rộ, làm lung lay niềm tin thị trường và người tiêu dùng Mỹ, gây ra làn sóng bán tháo tài sản Mỹ.
Kể từ đó, ông liên tục thay đổi: khi thì rút lại một số thuế, khi thì đe dọa áp thêm thuế vào ngành vận tải, dược phẩm và bán dẫn. Mặc dù các quan chức chính quyền cho biết đang đàm phán với nhiều quốc gia, các công ty vẫn cảm thấy mơ hồ và khó lên kế hoạch.
“Chúng tôi không muốn thay đổi nhà cung cấp hay công thức sản phẩm trong ngắn hạn trừ khi biết chắc môi trường chính sách thế nào,” ông Schulten nói. “Các quyết định như vậy cần vài tháng, thậm chí vài năm để thực hiện – và để đảo ngược thì cũng mất từng đó thời gian.”
Do phản ứng tiêu cực từ thị trường, ông Trump đã tạm hoãn phần lớn thuế quan đến ngày 8/7, nhưng mức thuế 10% phổ quát cùng các thuế lên nhôm, thép và ô tô vẫn giữ nguyên. Mức thuế lên hàng hóa nhập từ Trung Quốc vẫn ở mức kỷ lục 145%.
Nhà Trắng cho biết đang xem xét hạ thuế với hàng Trung Quốc nếu hai bên đàm phán, nhưng Bắc Kinh khẳng định Mỹ phải xóa toàn bộ thuế thì mới đàm phán.
Thị trường chứng khoán Mỹ hồi phục nhẹ sau khi ông Trump ra tín hiệu có thể rút lại một số thuế. Chứng khoán tiếp tục tăng hôm thứ Năm, dù chỉ số S&P 500 vẫn giảm 7,5% từ đầu năm.
Dịch chuyển đầu tư
Tập đoàn Hyundai Hàn Quốc cho biết đã thành lập tổ công tác ứng phó thuế quan và chuyển sản xuất một số xe Tucson từ Mexico sang Mỹ.
“Chúng tôi dự đoán môi trường kinh doanh sẽ tiếp tục khó khăn do chiến tranh thương mại leo thang và các yếu tố vĩ mô khó lường khác” - hãng xe cho biết.
Hyundai cũng đang xem xét chuyển sản xuất xe xuất sang Mỹ khỏi Hàn Quốc. Cùng với Kia, Hyundai chiếm khoảng 1/3 doanh số toàn cầu từ thị trường Mỹ, trong đó 2/3 là xe nhập khẩu.
Một số hãng dược lớn cũng cho biết sẽ đầu tư thêm tại Mỹ, dù họ lo ngại về cắt giảm ngân sách y tế và tình trạng sa thải hàng loạt tại FDA.
“Chúng tôi lo ngại bất cứ điều gì cản trở đổi mới hay làm hạn chế quyền tiếp cận thuốc của người bệnh” - CFO David Elkins của Bristol Myers chia sẻ.
Người khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc JD.com cho biết gần 3.000 doanh nghiệp đã liên hệ với quỹ trị giá 200 tỷ nhân dân tệ (27,35 tỷ USD) mà họ công bố hôm 11/4 để hỗ trợ các nhà xuất khẩu chuyển hướng sang thị trường nội địa.
Doanh nghiệp ở nhiều ngành đang phải tăng giá, điều chỉnh lại hướng đi tài chính và cảnh báo về sự bất định ngày càng gia tăng khi chiến tranh thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động làm đội chi phí, đứt gãy chuỗi cung ứng và gây lo ngại về kinh tế toàn cầu.
Dù iPhone 16 vẫn là lựa chọn đáng giá, nhưng những tin đồn xoay quanh iPhone 17, dự kiến ra mắt vào tháng 9 năm 2025, đang dồn dập xuất hiện, hé lộ nhiều nâng cấp đáng chú ý và thay đổi đầy kỳ vọng.
Tại Home Plate BBQ, một nhà hàng theo phong cách Mỹ ở Bắc Kinh, nhân viên đang in lại thực đơn. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có nghĩa là thịt bò Mỹ - một nguyên liệu từng là ngôi sao - sẽ sớm không còn trên bàn ăn.
Thực phẩm chức năng - lĩnh vực tưởng chừng mang đậm yếu tố chăm sóc sức khỏe - đang trở thành "miền đất hứa" cho những quảng cáo sai sự thật, đặc biệt khi có sự góp mặt của người nổi tiếng.
Doanh nghiệp ở nhiều ngành đang phải tăng giá, điều chỉnh lại hướng đi tài chính và cảnh báo về sự bất định ngày càng gia tăng khi chiến tranh thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động làm đội chi phí, đứt gãy chuỗi cung ứng và gây lo ngại về kinh tế toàn cầu.
Dù iPhone 16 vẫn là lựa chọn đáng giá, nhưng những tin đồn xoay quanh iPhone 17, dự kiến ra mắt vào tháng 9 năm 2025, đang dồn dập xuất hiện, hé lộ nhiều nâng cấp đáng chú ý và thay đổi đầy kỳ vọng.
Tại Home Plate BBQ, một nhà hàng theo phong cách Mỹ ở Bắc Kinh, nhân viên đang in lại thực đơn. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có nghĩa là thịt bò Mỹ - một nguyên liệu từng là ngôi sao - sẽ sớm không còn trên bàn ăn.
Thực phẩm chức năng - lĩnh vực tưởng chừng mang đậm yếu tố chăm sóc sức khỏe - đang trở thành "miền đất hứa" cho những quảng cáo sai sự thật, đặc biệt khi có sự góp mặt của người nổi tiếng.