Thứ sáu, 01/11/2024

Chưa từng có: lúa 1 tháng tuổi đã đặt cọc

16/08/2023 7:00 PM (GMT+7)

Giá lúa tốt nên nông dân sớm nhận tiền cọc, "cò lúa" tích cực săn hàng, doanh nghiệp cũng chấp nhận mua giá cao để có nguồn hàng cung ứng cho các hợp đồng xuất khẩu đã ký. Nhiều người dân chia sẻ, chưa bao giờ những cánh đồng lúa xanh ở miền Tây lại hút hàng như hiện nay.

Hôm nào cũng có "cò lúa" hỏi thăm

Dẫn phóng viên ra xem ruộng lúa (giống OM5451) mới xuống giống được hơn 40 ngày sau nhà, ông Nguyễn Văn Như ở thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang cho biết, thời điểm lúa được 1 tháng tuổi đã có "cò lúa" tìm đến thỏa thuận đặt cọc với giá 6.700 đồng/kg.

Ông Như nhận cọc 300.000 đồng/công, tương đương 6 triệu đồng cho 2 ha lúa. Tuy nhiên, 10 ngày sau, giá lúa trên thị trường đã tăng lên mức 7.400 đồng/kg. “Thấy giá cao nên chúng tôi nhận cọc luôn, không ngờ bây giờ giá còn tăng lên dữ vậy”, ông Như tỏ vẻ tiếc nuối.

Chưa từng có: lúa 1 tháng tuổi đã đặt cọc - Ảnh 1.

Ruộng lúa của ông Nguyễn Văn Như đã được đặt cọc. Ảnh: Cảnh Kỳ.

Nhận cọc sau ông Như vài ngày, ông Ngô Văn Giỏi ở cùng thị trấn Bảy Ngàn cho biết, khi lúa cũng mới 1 tháng tuổi nhận cọc giá 7.000 đồng/kg, còn hiện giá thị trường đã lên 7.300 đồng/kg. Trồng lúa hàng chục năm, ông Giỏi không nghĩ giá lúa lại tăng nhanh như hiện nay.

“Năm nay giá lúa cao nên chúng tôi cố gắng làm vụ thu đông, chứ sản xuất vụ này chi phí cao do thời tiết không thuận lợi, năng suất thấp. Mấy ngày qua, hôm nào cũng có người tới nhà hỏi đặt cọc. Tôi đợi xem còn tăng thêm nữa không, để bù lại phần chi phí sản xuất và kiếm thêm chút đỉnh”, bà Nguyễn Thị Ba, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang cho hay.

Theo tìm hiểu của phóng viên, đến thời điểm thu hoạch, nếu giá lúa tiếp tục tăng lên mà "cò" lúa, thương lái không chịu thỏa thuận tăng giá thêm, có thể xuất hiện tình trạng nông dân chấp nhận bồi thường gấp đôi số tiền cọc hoặc chỉ bán đủ lượng lúa tương ứng số tiền cọc đã nhận, còn lại sẽ bán cho người khác.

Biết rõ hợp đồng với "cò" lúa chỉ là hợp đồng miệng, nhưng nông dân Nguyễn Văn Như cho biết sẽ giữ uy tín, không “trở kèo” vì làm ăn không phải "vụ một vụ hai". Ông Như dự định, đến khi thu hoạch lúa, nếu giá cao hơn giá đã nhận cọc, ông sẽ thương lượng với "cò" xin tăng thêm, được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Ngược lại, nếu giá thị trường giảm, nông dân đành bán theo giá thị trường vì "cò" sẽ không chịu lỗ.

"Nếu giá lên thì mình xin lên, chưa biết có được hay không, nhưng nếu giá giảm thì phải hạ giá để bán, nếu không "cò" sẽ bỏ cọc, mình cũng rất khó kiếm người khác để bán", ông Như nói.

Khi ruộng lúa của một hộ được đặt cọc, các hộ xung quanh cũng bán theo, bởi tâm lý lo lắng cuối vụ sẽ thiếu người mua và giá sẽ không được như hiện tại. Hơn nữa, đa số nông dân bán lúa qua "cò" nên luôn phụ thuộc vào “mắt xích” này.

“Mai mốt thu hoạch, ví dụ giá thị trường tăng thêm 200 đồng so với giá cọc đã nhận, mình xin "cò" tăng thêm cho 100 đồng, nghĩa là hai bên đều được hưởng, nếu "cò" không tăng thì thôi, vì đã giao kèo rồi”, ông Ngô Văn Giỏi nói.

DN với nông dân nên "chơi bài lật ngửa”

Theo GS Võ Tòng Xuân, từ lâu gạo Việt đã có uy tín trên thế giới, vì thế doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng thời cơ đưa hạt gạo vươn xa. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp và nông dân tăng cường liên kết, giúp nông dân sản xuất ra sản phẩm lúa gạo đạt chuẩn xuất khẩu, chất lượng cao, giá tốt. Đó cũng là điều kiện nông dân và doanh nghiệp tăng thu nhập, hài hòa quyền lợi từ mặt hàng lúa gạo.

Chưa từng có: lúa 1 tháng tuổi đã đặt cọc - Ảnh 2.

Nhiều cánh đồng lúa ở miền Tây đã được 'cò' đặt cọc từ sớm. Ảnh: Cảnh Kỳ.

Để làm được điều đó, doanh nghiệp với nông dân nên "chơi bài lật ngửa”. doanh nghiệp bán gạo ra thế giới giá nào, thu mua của nông dân giá nào, cần phải minh bạch. Doanh nghiệp Việt Nam cũng nên tìm cách gắn kết với doanh nghiệp nước ngoài bằng các hợp đồng ngắn hạn và dài hạn. Việc thiết lập quan hệ lâu dài với đối tác cũng góp phần tạo ra hợp đồng bao tiêu cho nông dân, sản xuất theo chuẩn thị trường, sản xuất bền vững.

Tuy nhiên, theo ông Xuân, việc tăng giá gạo lần này ngoài mặt thuận lợi, phải nghĩ đến việc tầng lớp lao động ăn lương (chiếm khoảng 15-20% trong đội ngũ lao động) cũng dễ bị ảnh hưởng. Nông dân giàu, đời sống khá sẽ giúp kéo theo các ngành khác phát triển. Nhưng, các tầng lớp xã hội như công nhân viên chức, người lao động, giáo viên, bác sĩ… cũng phải được tăng lương để cải thiện đời sống. Do vậy, cần có chính sách tốt hơn để nâng mặt bằng cuộc sống người dân.

Cũng theo GS Võ Tòng Xuân, nhiều doanh nghiệp than ký hợp đồng với đối tác trước đây giá thấp, nay mua với giá cao, khó mua số lượng lớn. Đây cũng là mặt trái của việc giá lúa gạo tăng quá nhanh.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

FGF thu cũ xe xăng, đổi mới xe điện

FGF thu cũ xe xăng, đổi mới xe điện

Thực hiện chương trình “Thu cũ – Đổi mới” cùng VinFast, từ tháng 11, FGF sẽ hỗ trợ khách hàng bán xe xăng theo đúng giá thị trường với các thủ tục dễ dàng, nhanh chóng và nhận ưu đãi lên đến 120 triệu đồng khi chuyển từ xe xăng sang xe điện cao cấp của VinFast.

Điều gì đang khiến dòng tiền chảy vào bất động sản phía Nam?

Điều gì đang khiến dòng tiền chảy vào bất động sản phía Nam?

Sáng 31/10, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam, Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam phối hợp cùng Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đã tổ chức Hội thảo "Dòng tiền chảy vào bất động sản phía Nam: Nhận diện cơ hội đầu tư".

Có gì hấp dẫn ở Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024 có 32 tỉnh tham gia?

Có gì hấp dẫn ở Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024 có 32 tỉnh tham gia?

Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024 được tổ chức tại TP.HCM. Đến nay đã có 32 tỉnh đăng ký thăm gia chương trình với 961 sản phẩm sẽ được bày bán tại Tuần lễ.

Sở Y tế TP.HCM cảnh báo phòng khám "vẽ bệnh" để moi tiền khách

Sở Y tế TP.HCM cảnh báo phòng khám "vẽ bệnh" để moi tiền khách

Thời gian qua, cơ quan chức năng ngành y tế TP.HCM liên tiếp phát hiện trường hợp phòng khám có hành vi "vẽ bệnh" để moi tiền khách hàng, xem thường các quy định.

Hướng dẫn mới về tiếp nhận hồ sơ thuế đất đai của người dân TP.HCM

Hướng dẫn mới về tiếp nhận hồ sơ thuế đất đai của người dân TP.HCM

Cục Thuế TP.HCM và các đơn vị trực thuộc đã chính thức "khoá sổ" tiếp nhận hồ sơ và tiền thuế đất đai sẽ được tính mới từ hôm nay (31/10).

Nhu cầu vốn cuối năm tăng cao, nhưng vay không dễ

Nhu cầu vốn cuối năm tăng cao, nhưng vay không dễ

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cho biết cuối năm, đơn hàng nhiều nên nhu cầu vay vốn tăng cao. Tuy nhiên, hiện nay, việc tiếp cận vốn ưu đãi và vượt qua được các bước thẩm định từ ngân hàng là không dễ.