Vấn đề này được các doanh nghiệp thẳng thắn nêu tại Hội nghị Đối thoại giữa doanh nghiệp và chính quyền TP.HCM do Ngân hàng Nhà nước - chi nhánh TP.HCM và Trung tâm Xúc tiến thương mại đầu tư TP.HCM tổ chức ngày 31/10.
Nhiều doanh nghiệp cho biết giai đoạn cuối năm, nhu cầu tiêu dùng tăng cao, hoạt động xuất khẩu cũng được đẩy mạnh, vì vậy, nhu cầu tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng là rất bức thiết.
Tuy nhiên, vấn đề muôn thuở gặp khó thời gian qua và kéo dài đến nay là rất khó vượt qua vòng thẩm định điều kiện vay vốn từ các ngân hàng. Có doanh nghiệp cho biết sau Covid-19, dù kinh doanh tốt hơn nhưng doanh nghiệp vẫn gặp khó nên báo cáo tài chính chưa tốt nên không được phía ngân hàng chấp thuận.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đề nghị phía ngân hàng nên thẩm định giá tài sản tiệm cận với giá thị trường, như vậy, mới tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn.
Ông Bill Nguyễn - Giám đốc Phát triển kinh doanh Công ty Cainver, cho biết doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong xuất khẩu đồ gỗ nội thất. Nhu cầu về hàng nội thất của khách hàng Âu - Mỹ hiện rất cao.
Theo ông Bill, doanh nghiệp vẫn tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi dành cho hoạt động xuất khẩu nhưng chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, rồi trở lại lãi suất thả nổi thị trường. Ông đề xuất để hỗ trợ doanh nghiệp, lãi suất vay ưu đãi cần kéo dài hơn phù hợp doanh nghiệp xuất khẩu.
Không chỉ vấn đề lãi suất vay, nhiều doanh nghiệp rất quan tâm vấn đề tỷ giá. Theo các doanh nghiệp, việc ổn định tỷ giá rất quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, cho biết xuất khẩu là 1 trong 5 nhóm ngành, lĩnh vực thuộc chương trình tín dụng cho vay ngắn hạn bằng tiền đồng, gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa; xuất khẩu; lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Theo ông, tuy được hưởng lãi suất vay ưu đãi nhưng theo quy định thì vẫn “phải có điều kiện” vì đây là quy định chung, phải cho vay đúng đối tượng thì mới phát huy hiệu quả, chứ phía ngân hàng không phải muốn gây khó cho doanh nghiệp.
Về vấn đề tỷ giá, theo ông Lệnh, tỷ giá thì doanh nghiệp nhập khẩu lúc nào cũng muốn thấp; còn doanh nghiệp xuất khẩu thì lại muốn tỷ giá cao. Tuy nhiên, việc điều hành phải vì mục tiêu chung của nền kinh tế nên doanh nghiệp cần phải chia sẻ.
Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM Nguyễn Đức Lệnh cho biết hiện nay, ngành ngân hàng có chính sách tín dụng ưu đãi, tạo điều kiện về vốn, lãi suất cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Theo ông Lệnh, với lãi suất cho vay hiện nay không quá 4%/năm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng và tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy hoạt động này tăng trưởng.
Riêng trên địa bàn TP.HCM, tổng dư nợ tín dụng cho vay bằng tiền đồng đối với doanh nghiệp xuất khẩu đạt 105.305 tỷ đồng, chiếm 6,21% tổng dư nợ cho vay 5 nhóm ngành lĩnh vực trên địa bàn.
Theo Ngân hàng Nhà nước, chính sách tiền tệ, tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngoại tệ hợp pháp cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu để phục vụ sản xuất kinh doanh và xuất khẩu sản phẩm.
Doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này có nhiều lựa chọn cho nhu cầu vốn; nhu cầu ngoại tệ để thanh toán (mua ngoại tệ hoặc vay ngoại tệ) nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, nhu cầu thanh toán.
Đến nay, trên địa bàn TP.HCM, tổng dư nợ tín dụng ngoại tệ quy đổi tiền đồng đạt 130.500 tỷ đồng, chiếm 3,4% trong tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn.
Nhôm đùn ép từ Việt Nam được nhập khẩu vào Mỹ sẽ không chịu thuế chống bán phá giá của Mỹ, theo quyết định của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC).
Thực hiện chương trình “Thu cũ – Đổi mới” cùng VinFast, từ tháng 11, FGF sẽ hỗ trợ khách hàng bán xe xăng theo đúng giá thị trường với các thủ tục dễ dàng, nhanh chóng và nhận ưu đãi lên đến 120 triệu đồng khi chuyển từ xe xăng sang xe điện cao cấp của VinFast.
Sáng 31/10, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam, Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam phối hợp cùng Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đã tổ chức Hội thảo "Dòng tiền chảy vào bất động sản phía Nam: Nhận diện cơ hội đầu tư".
Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024 được tổ chức tại TP.HCM. Đến nay đã có 32 tỉnh đăng ký thăm gia chương trình với 961 sản phẩm sẽ được bày bán tại Tuần lễ.
Thời gian qua, cơ quan chức năng ngành y tế TP.HCM liên tiếp phát hiện trường hợp phòng khám có hành vi "vẽ bệnh" để moi tiền khách hàng, xem thường các quy định.
Cục Thuế TP.HCM và các đơn vị trực thuộc đã chính thức "khoá sổ" tiếp nhận hồ sơ và tiền thuế đất đai sẽ được tính mới từ hôm nay (31/10).