Chủ nhật, 13/10/2024

Chứng khoán tuần mới: Dòng bank vẫn chưa hấp dẫn

12/02/2023 5:58 PM (GMT+7)

Dù là nhóm luôn được thị trường,quan tâm nhưng dư địa tăng trưởng của dòng bank khá ít trong năm 2023 khi lãi suất tiếp tục tăng và nguy cơ nợ xấu gia tăng buộc các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng.


Thị trường tuần qua vẫn trong trạng thái rung lắc với những phiên tăng giảm đan xen bởi tâm lý nhà đầu tư trong nước đang nghe ngóng, thăm dò trong khi khối ngoại cũng dần xuất hiện những phiên giao dịch bán ròng. Liệu tình trạng lình xình có tiếp diễn trong tuần tới, theo các ông/bà?

Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phát triển năng lực đầu tư, Công ty Chứng khoán VPS

Diễn biến giao dịch thanh khoản thấp có thể vẫn tiếp tục trong tuần tới - VN-Index vẫn đang trong pha điều chỉnh quanh vùng hỗ trợ ngắn 1.055 – 1.060 điểm. Giao dịch thận trọng hoặc siêu ngắn hạn vẫn là chủ đạo trong giai đoạn hiện nay.

Chứng khoán tuần mới: Dòng bank vẫn chưa hấp dẫn - Ảnh 1.

Ông Lê Đức Khánh

Ông Nguyễn Thế Minh – Trưởng phòng phân tích khối khách hàng cá nhân CTCK Bản Việt (VCSC)

Tôi cho rằng tình trạng lình xình đi ngang như hiện nay có thể sẽ còn tiếp diễn, đặc biệt áp lực giảm ngắn hạn vẫn còn cao. Trong ngắn hạn, vùng hiện tại vẫn chưa đủ hấp dẫn dòng tiền quay trở lại, trong khi đó xu hướng mua ròng của khối ngoại có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại cho nên thị trường ít có động lực tích cực trong ngắn hạn.

Ông Trương Thái Đạt, Giám đốc phân tích CTCK DSC

Nếu đánh giá về ngắn hạn, nhà đầu tư có thể xem xét về góc nhìn kỹ thuật. Trên đồ thị tuần, chỉ số VN-Index đóng cửa với mẫu nến “búa ngược” tại 1.055 điểm, cách đóng cửa thấp nhất đang dự báo khả năng rung lắc kéo dài của chứng khoán Việt Nam.

Ở đồ thị ngày, thị trường chứng kiến áp lực bán chủ động cuối phiên trong 2 ngày gần nhất, xóa bỏ hoàn toàn vận động tích lũy cân bằng ngắn hạn. Áp lực bán vẫn đang chiếm ưu thế và chưa có tín hiệu đảo chiều nào đáng tin cậy.

Diễn biến rung lắc còn kéo dài sang tuần sau, do xu hướng điều chỉnh trùng khớp với thời điểm đáo hạn hợp đồng tương lai chỉ số VN30 là VN30F2302. Tuy nhiên, nhà đầu tư nên chủ yếu hành động dựa trên phản ứng của giá của cổ phiếu và chỉ số, không nên dựa vào các dự báo.

Dòng tiền nội đang thận trọng là nguyên nhân chính trong nhịp điều chỉnh giảm 2 tuần qua, kể từ đỉnh ngắn hạn của chỉ số Vn-Index. Trong đó, nhiều cổ phiếu ghi nhận mức giảm mạnh hơn so với chỉ số. Tâm lý chung của thị trường vẫn ngóng vùng đáy để không bị mua “hớ”. Ông/bà nhìn nhận như thế nào về vùng đáy của thị trường, đâu là ngưỡng mà nhà đầu tư cần lưu tâm?

Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phát triển năng lực đầu tư, Công ty Chứng khoán VPS

Lúc đầu tôi đã nghĩ đến việc thị trường có lẽ chỉ tạo đáy tại khu vực 1.060 – 1.080 điểm - Vùng hỗ trợ tại 1.055 +/- đang có dấu hiệu bị phá vỡ - ngưỡng hỗ trợ mạnh tiếp theo của thị trường sẽ tại mốc 1.030 – 1.035 điểm. Thị trường nếu có điều chỉnh về các vùng phía dưới thì việc bật mạnh trở lại cũng sẽ dễ xảy ra.

Bên bán và bên mua vẫn đang giao dịch cầm chừng và khá thận trọng. Hy vọng việc thị trường sẽ tích lũy trở lại để sớm bước vào giai đoạn hồi phục từ quý II/2023 với nhiều cơ hội giao dịch hơn.

Ông Nguyễn Thế Minh – Trưởng phòng phân tích khối khách hàng cá nhân CTCK Bản Việt (VCSC)

Tôi cho rằng để xác định vùng đáy là rất khó trong giai đoạn này, thay vào đó nhà đầu tư nên đợi sự xác nhận xu hướng tăng vì chúng ta chỉ biết đáy khi thị trường đã đi qua đáy. Trong ngắn hạn, xu hướng của thị trường vẫn còn trong giai đoạn giảm, mức hỗ trợ mạnh trong ngắn hạn của chỉ số VN-Index là 1.054 điểm và nếu xuyên thủng mức hỗ trợ này thì đà giảm có thể mở rộng về mức 1.010 điểm.

Ông Trương Thái Đạt, Giám đốc phân tích CTCK DSC

Đối với nhà đầu tư dài hạn, chúng tôi khuyến nghị nên chờ đợi vùng giá dưới 1.000 điểm trước khi có các vị thế thăm dò. Giá giảm sâu đôi khi kích hoạt các cơ hội mua giá rẻ, tuy nhiên các hành động “bắt dao” ở các nhịp rơi đầu tiên là không phù hợp. Mức P/E gần 12 lần cũng chưa thực sự hấp dẫn để mua gom quyết liệt, nếu so sánh với các vùng đáy định giá trong quá khứ, hay xem xét mặt bằng KQKD khó khăn của 2023.

Trong khi đó, với đại đa số nhà đầu tư có xu hướng lướt sóng ngắn hạn, chúng tôi cho rằng hành động phù hợp lúc này là chờ đợi điểm mua khi VN-Index chặn đứng quán tính giảm điểm.

Phiên giao dịch ngày 1/2 là tiêu cực với khối lượng giao dịch rất lớn, nhưng bối cảnh liên thị trường và nội bộ thị trường Việt Nam vẫn còn đủ dư địa cho một nhịp tăng tiếp diễn (dù có thể là nhịp tăng ngắn và rủi ro cao). Cụ thể hơn, điều kiện cần cho nhịp hồi là việc VN-Index hạ nhiệt sau khoảng thời gian tăng nóng, có thể là kiểm chứng mạnh dưới hỗ trợ tâm lý 1.050 điểm. Bên cạnh đó, điều kiện đủ là chờ đợi giai đoạn chỉ số ổn định hơn và tích lũy chặt chẽ hơn.

Trong khi nhà đầu tư trong nước thận trọng thì quỹ Vaneck trong 1 tháng qua đã huy động hơn 2000 tỷ và trong tháng 3 sẽ mua ròng hơn 110 triệu đô trong kỳ Review do nâng tỷ trọng cổ phiếu VN. Động thái này có tác động đến thị trường không, theo các ông/bà?

Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phát triển năng lực đầu tư, Công ty Chứng khoán VPS

Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang ghi nhận 3 tháng mua ròng liên tiếp. Trao đổi với nhiều đại diện quỹ đầu tư giai đoạn hiện nay thì quan điểm chung vẫn cho rằng mặt bằng cổ phiếu đang niêm yết trên TTCK Việt Nam khá hấp dẫn và đang rẻ.

Hy vọng xu hướng mua ròng của khối ngoại sẽ vẫn tiếp tục duy trì trong 1/2 giai đoạn năm 2023 cũng sẽ sớm kích thích dòng tiền nội tham gia thị trường tích cực trở lại giai đoạn cuối năm. Các quỹ đầu tư theo chỉ số cũng đang cho thấy sự quan tâm đến các cổ phiếu lớn của Việt Nam đang bị định giá thấp.

Ông Nguyễn Thế Minh – Trưởng phòng phân tích khối khách hàng cá nhân CTCK Bản Việt (VCSC)

Thời gian qua, các quỹ ETF liên tục huy động ròng, đây là yếu tố tích cực hỗ trợ thị trường trong ngắn và trung hạn, nhưng lượng huy động ròng này cũng không ảnh hưởng đáng kể đến diễn biến thị trường do quy mô thanh khoản thị trường hiện này là khá cao.

Chứng khoán tuần mới: Dòng bank vẫn chưa hấp dẫn - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Thế Minh

Ông Trương Thái Đạt, Giám đốc phân tích CTCK DSC

Trong quan điểm trước tôi có chia sẻ xu hướng mua ròng của khối ngoại có khả năng giảm tốc tới với một số lý do:

(1) Trên biểu đồ giá trị mua ròng của khối tổ chức nước ngoài và tương quan với VNIndex, có thể thấy rõ nhóm ngoại ưu tiên mua gom khi VNIndex điều chỉnh sâu về vùng 1.000 điểm.

(2) Sự phục hồi của thị trường Trung Quốc: Dù là thị trường khổng lồ với nền kinh tế trong chu kỳ hồi phục, cùng xu hướng mở cửa nền kinh tế trở lại với mức lãi suất thấp, nhưng định giá của thị trường Trung Quốc tương đối rẻ. PE của Shanghai Stock Exchange đang ở khoảng 2 lần, Hang Seng là 8 lần. Thị trường Việt Nam đang rẻ so với khu vực Đông Nam Á, nhưng không rẻ nếu so với Trung Quốc, và có thể gặp áp lực cạnh tranh nguồn vốn nếu tiếp tục tăng trưởng định giá.

Tuy nhiên chỉ 2 phiên dừng mua ròng hay việc huy động thêm 100 triệu USD không không phản ánh sự thay đổi quan điểm của nhóm nhà đầu tư lớn như khối ngoại, nhà đầu tư cần bình tĩnh quan sát xu hướng vận động dòng tiền dài hạn hơn. Ngoài ra, trong trường hợp Index kéo dài đà giảm về vùng hỗ trợ 1.000 điểm, thị trường Việt Nam nhiều khả năng sẽ hấp dẫn dòng tiền ngoại hơn nữa.

Trong bối cảnh nền kinh tế chưa có sự cải thiện, những thông tin tác động đến các ngành, doanh nghiệp được quan tâm hơn. Điểm sáng trong tuần qua có thể kể đến ngành Thủy sản khi giá cá tăng trên cở sở kì vọng nhu cầu phục hồi khi nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại. Ông/bà đánh giá như thế nào về nhóm cổ phiếu ngành thuỷ sản nói riêng cũng như đánh giá những tác động chung của thông tin đến các ngành, nhóm cổ phiếu ở thời điểm hiện tại?

Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phát triển năng lực đầu tư, Công ty Chứng khoán VPS

Không chỉ nhóm Thủy sản mà nhóm xây dựng xây lắp, nhóm bất động sản khu công nghiệp, nhóm dầu khí, nhóm ngân hàng... vẫn sẽ có những nhịp tăng luân phiên - Mỗi nhóm cổ phiếu sẽ có một số phiên tăng giá tốt sau đó lại đến các nhóm cổ phiếu có câu chuyện và thông tin hỗ trợ ngành tích cực.

Các hiệp định thương mại như EVFTA vẫn đang phát huy tác dụng, hoạt động mở cửa trở lại của thị trường lớn như Trung Quốc cũng hỗ trợ phần nào cho các nhóm doanh nghiệp có định hướng xuất khẩu kể cả nhóm cổ phiếu dệt may...

Ông Nguyễn Thế Minh – Trưởng phòng phân tích khối khách hàng cá nhân CTCK Bản Việt (VCSC)

Giá cá và các mặt hàng thủy sản có dấu hiệu tăng giá trong thời gian qua kể từ khi Trung Quốc mở cửa trở lại, đây là yếu tố hỗ trợ mạnh cho nhóm ngành này, mấu chốt của vấn đề đó là nhu cầu đã gia tăng trở lại trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp thủy sản đã gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn EU và Mỹ đang chịu ảnh hưởng lạm phát.

Tình hình lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt kể từ quý 4/2022 tại các nước lớn như Mỹ và EU cho nên nhu cầu được dự báo sẽ tăng trưởng trở lại trong quý 2/2023, điều này sẽ tạo ra động lực mới cho các doanh nghiệp thủy sản có thị phần cao tại các quốc gia này. Đồng thời, điều này cũng có thể cải thiện biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp thủy sản.

Ông Trương Thái Đạt, Giám đốc phân tích CTCK DSC

Trong thực tế, mức nhập khẩu cá tra Việt Nam của Trung Quốc trong năm 2022 là giai đoạn vẫn thực thi Zero Covid vốn đã hồi phục về mức trước dịch. Dư địa cho hồi phục nhu cầu không còn nhiều.

Trong tháng 1 vừa qua phía Trung Quốc cũng chủ yếu là nhận nốt các đơn hàng cũ đang chờ thông quan chứ hầu như chưa có đơn hàng mới. Nhà đầu tư tham gia mới nên cẩn trọng với nhịp sóng FOMO ngắn này. Chúng tôi vẫn đánh giá cao triển vọng của ANV và VHC với giả định lạm phát và rủi ro suy thoái tại Mỹ hạ nhiệt nửa cuối năm.

Chứng khoán tuần mới: Dòng bank vẫn chưa hấp dẫn - Ảnh 4.

Tuy nhiên, nhịp tăng giá trên cơ sở kỳ vọng mở cửa trở lại của thị trường Trung Quốc đã trôi qua. Nhà đầu tư mua mới nên chờ đợi cơ sở số liệu trong quý 1, hoặc chờ đợi các nhịp điều chỉnh ngắn hạn.

Chứng khoán tuần mới: Dòng bank vẫn chưa hấp dẫn - Ảnh 5.

Ông Trương Thái Đạt

Có vẻ ngân hàng vẫn là nhóm luôn nhận quan tâm của thị trường. Nhiều khuyến nghị cũng cho rằng, nếu có các nhịp điều chỉnh sâu có thể là cơ hội tích lũy dài hạn với nhóm này. Còn quan điểm của ông/bà? Chiến lược đầu tư nào nên áp dụng ở giai đoạn này?

Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phát triển năng lực đầu tư, Công ty Chứng khoán VPS

Kể cả nhóm cổ phiếu ngân hàng nhận được nhiều thông tin hoặc được đánh giá cao giai đoạn hiện nay thì việc mua và nắm giữ kể cả tích lũy dài hạn cũng không có gì đảm bảo hiệu quả chắc chắn cho các nhà đầu tư.

Việc chọn lựa cổ phiếu nào trong nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng phải được tính đến - chưa kể việc phân bổ tỷ trọng nhỏ - phù hợp trong danh mục cũng lại phải được tuân thủ.

Giai đoạn này, nếu có kinh nghiệm chọn cổ phiếu và khả năng giao dịch ngắn hạn thì việc giao dịch nhanh ở các cổ phiếu này hoặc có khả năng tăng giá ngắn hạn cũng sẽ được tính đến.

Chứng khoán tuần mới: Dòng bank vẫn chưa hấp dẫn - Ảnh 6.


Chiến lược phù hợp hơn với số đông nhà đầu tư có lẽ vẫn nên lựa chọn một số cổ phiếu hàng đầu, cổ phiếu chất lượng đang bị định giá thấp mua và tích lũy dài hơn sẽ phù hợp hơn với những người không có thời gian theo dõi thị trường hoặc mua tích lũy cổ phiếu liên tục trong 3 - 6 - 9 tháng.

Chiến lược giao dịch ngắn hạn ở nhóm cổ phiếu này có biến động giá mạnh trong ngắn hạn trong khi việc mua tích lũy các cổ phiếu được bị giá thấp hấp dẫn cũng sẽ vẫn được ưu tiên bên cạnh việc linh hoạt cơ cấu danh mục linh tục hoặc thậm chí hàng tuần.

Ông Nguyễn Thế Minh – Trưởng phòng phân tích khối khách hàng cá nhân CTCK Bản Việt (VCSC)

Nhóm ngân hàng đã có năm tăng trưởng tích cực trong 2022 trong bối cảnh nhiều ngành nghề sản xuất gặp khó khăn do ảnh hưởng lạm phát. Tuy nhiên, dư địa tăng trưởng của nhóm ngân hàng sẽ khá ít trong năm 2023 khi lãi suất vẫn tiếp tục tăng và nguy cơ nợ xấu gia tăng buộc các ngân hàng sẽ phải tăng trích lập dự phòng.

Đồng thời, các rủi ro trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản vẫn là rủi ro tiềm ẩn khiến các ngân hàng cũng hạn chế cho vay ở lĩnh vực này. Như vậy, NIM của các NHTM sẽ có xu hướng giảm trong năm 2023 và các nhà đầu tư nên ưu tiên lựa chọn các ngân hàng có tính an toàn cao dựa trên hai tiêu chí là tỷ lệ CASA cao và chất lượng tài sản tín dụng tốt.

Ông Trương Thái Đạt, Giám đốc phân tích CTCK DSC

Thông tư 26/2022/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi, trong đó có tiền gửi có kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước theo lộ trình khấu trừ từ 50% trong 2023 và tăng dần qua các năm (đến năm 2026). Trong giai đoạn nguồn vốn bơm vào nền kinh tế gặp khó khăn, chính sách sửa đổi đem lại dư địa thanh khoản khi hạn mục tiền gửi KBNN được phép đẩy ra cho vay.

Kết quả, thanh khoản hệ thống ngân hàng được cải thiện rõ rệt; ngay cả trong thời điểm mùa vụ tết Nguyên đán lãi suất liên ngân hàng qua đêm giao động dưới 6.5% và đang có xu hướng điều chỉnh ngắn hạn về mức 5.72% (ghi nhận ngày 8/2). Nhóm Ngân hàng Quốc doanh ngay lập tức có “room” cho vay bởi việc ghi nhận gói tiền gửi của Kho bạc Nhà nước vào nguồn vốn huy động; tổng mục tiền gửi trên ở ba ngân hàng VCB, BID, CTG lên tới 150k tỷ đồng.

Về mặt công thức tính toán, chỉ số cho vay trên vốn huy động (LDR) điều chỉnh, đây được cho là lợi thế của nhóm NHQD trong trung và dài hạn. Từ đó, áp lực huy động giảm thiểu đi đáng kể; DSC dự báo nhóm NHQD đi đầu trong công cuộc điều chỉnh lãi suất và hỗ trợ thanh khoản hệ thống theo chủ trương của NHNN.

Chứng khoán tuần mới: Dòng bank vẫn chưa hấp dẫn - Ảnh 8.

Trên biểu đồ kỹ thuật, kể từ đầu năm thì tác động của nhóm NHQD mới thực sự tách biệt phản ánh đúng kỳ vọng từ lợi thế “có sẵn” trên, trong khi đa phần nhóm NHTM tư nhân trong diễn biến điều chỉnh.

Trong ngắn hạn, xu hướng chỉ số ngành Ngân hàng yếu dần khi vi phạm hàng loạt đường tín hiệu ma10, ma20 sau khi tiệm cận ngưỡng cản sóng giảm quan trọng (mốc 180 điểm). Mục tiêu cho nhịp điều chỉnh quanh ngưỡng pivot xu hướng trước đó tại nền 165 điểm, tương tự với sóng điều chỉnh trước đó. Đà bán lan tỏa ở nhóm NHQD kỳ vọng điểm giải ngân an toàn khi chính sách sửa đổi kỳ vọng hỗ trợ hoạt động kinh doanh trong trung và dài hạn. Cổ phiếu đáng chú ý: VCB, BID, CTG.

Theo Đầu tư

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Khổ vì… vàng

Khổ vì… vàng

Vàng đang lên giá từng ngày, nhưng người có vàng chưa chắc đã vui nếu họ mua tích trữ từ nhiều năm trước và không may bị mất hóa đơn. Nhiều trường hợp chỉ vì mất hoá đơn mà bây giờ khó bán lại được.

Mua nhiều hơn, ắt giá mua điện từ Lào sẽ giảm

Mua nhiều hơn, ắt giá mua điện từ Lào sẽ giảm

Bắt đầu từ tháng 1/2026, dự kiến giá Việt Nam nhập khẩu điện từ Lào sẽ thấp hơn so với giá hiện nay vì lượng mua sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Đây là điều bình thường trong thương mại.

Công khai người bỏ cọc đấu giá đất, liệu có khả thi?

Công khai người bỏ cọc đấu giá đất, liệu có khả thi?

Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Minh Ngân đã chỉ ra hiện tượng một số người tham gia đấu giá đất chủ yếu là giới đầu cơ, thao túng bằng cách đẩy giá cao và bán lại ngay để thu lợi, tạo mặt bằng giá ảo đối với các khu vực xung quanh.

Những thách thức quy hoạch thủ đô sau 16 năm mở rộng địa giới hành chính

Những thách thức quy hoạch thủ đô sau 16 năm mở rộng địa giới hành chính

TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm cho biết sau 16 năm thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính, Hà Nội đã có nhiều thay đổi về diện mạo. Bên cạnh đó, quy hoạch Thủ đô còn những thách thức lớn cần giải quyết.

Bầu Thụy với tham vọng Barca Việt Nam

Bầu Thụy với tham vọng Barca Việt Nam

Thông tin bầu Thụy lên kế hoạch xây dựng học viện bóng đá tiêu chuẩn cao nhất châu Á với diện tích 90 ha tại tỉnh Ninh Bình không có gì lạ. Đây là một bước tiến mang tính lô-gíc nếu xét theo các động thái đầy tham vọng của doanh nhân này.

Giúp GenZ vượt qua rào cản giá nhà

Giúp GenZ vượt qua rào cản giá nhà

Dù có mức thu nhập ổn định từ 30 - 50 triệu đồng/tháng, nhiều GenZ vẫn chần chừ, không dám đưa ra quyết định mua nhà trong bối cảnh giá bất động sản đang biến động mạnh.