Thứ sáu, 29/03/2024

Chúng ta đang vận hành một nền nông nghiệp "mù mờ", buôn chuyến, đánh cược với may rủi!

07/03/2022 6:30 PM (GMT+7)

Nguyên nhân sâu xa của tình trạng ùn tắc nông sản là do cách làm kinh tế nông nghiệp của chúng ta vẫn "mù mờ". "Mù mờ" cả phía cung và cầu, chưa đi vào quỹ đạo của kinh tế thị trường.


Bệnh "hay quên"

Trao đổi tại Tọa đàm "Để nông sản không ùn tắc ở cửa khẩu: Đâu là giải pháp căn cơ" do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức, đồng chí Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Nhìn lại cách đây 3 - 4 năm, khi đó cũng đã xảy ra tình trạng ùn ứ cửa khẩu dù không nặng như thời điểm trước, sau Tết Nguyên đán 2022 vừa qua.

Khi xảy ra câu chuyện nông sản ùn tắc, chúng ta "nháo nhào tìm nguyên nhân". Một loạt câu hỏi đã được đặt ra: Tại sao lại lệ thuộc vào 1 thị trường lớn mà không đa dạng dạng hóa? Sao không phát triển thị trường trong nước với 100 triệu dân? Sao không tăng chế biến hàng hóa mà lại xuất khẩu thô? Sao không chuẩn hóa chất lượng, làm ăn chính ngạch? Sao không đầu tư phát triển logistic?...


Chúng ta đang vận hành một nền kinh tế nông nghiệp 'mù mờ', buôn chuyến, đánh cược với may rủi! - Ảnh 3.

Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương và Hiệp hội ngành hàng rau, củ, quả sẽ cùng ngồi với nhau để bàn thảo, đưa ra các giải pháp cụ thể cho việc xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc.

Đó là những câu hỏi đã được đặt ra từ vài năm trước. Nhưng chúng ta "hay quên". Sau khi cửa khẩu được giải phóng, thì câu chuyện ùn tắc cửa khẩu lại trôi đi. Chúng ta đã không kiên trì để tìm các giải pháp căn cơ, cho nên phải ứng phó khi việc cung ứng bị đứt gãy.

Đối với bà con, những người làm ra sản phẩm họ suy nghĩ cứ phải chở hoa trái lên cửa khẩu còn hơn là để chín rục tại cánh đồng.

Để giảm lượng ùn tắc tại cửa khẩu, một số địa phương thông báo bà con không đưa hàng lên cửa khẩu. Thực hiện chặn xe hàng tại các địa phương. Cách giải quyết để hàng hóa không ùn ứ như vậy là chỉ làm cái ngọn chứ không phải giải quyết vấn đề từ gốc.

Cách làm kinh tế nông nghiệp "mù mờ", giống người "đi buôn chuyến"

"Tư lệnh" ngành nông nghiệp Lê Minh Hoan trải lòng: Nguyên nhân sâu xa của tình trạng ùn tắc nông sản là do cách làm kinh tế nông nghiệp của chúng ta vẫn "mù mờ". "Mù mờ" cả phía cung và cầu, chưa đi vào quỹ đạo của kinh tế thị trường.

Việc xuất khẩu nông sản của chúng ta đôi khi giống như người "đi buôn chuyến", "đánh cược với những may rủi của thị trường" hơn là làm ăn chuyên nghiệp, hợp tác bài bản, kết nối cung - cầu chặt chẽ.

Điều này bắt nguồn từ tư duy. Tư duy ở một số địa phương vẫn là tư duy sản xuất nông nghiệp, chứ chưa phải là tư duy kinh tế nông nghiệp.

Ở các địa phương, hầu hết hoạt động sản xuất, nuôi trồng đều "thả nổi" để người nông dân tự làm. Địa phương cũng chỉ biết "cái mình có" là trồng được bao nhiêu ha. Còn các câu chuyện cụ thể hơn là "cái thị trường cần" như mùa vụ, sản lượng, chất lượng, yêu cầu của người tiêu dùng… thì chưa chắc chắn.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, đó là tư duy sản xuất nông nghiệp, chỉ chú ý tạo ra sản lượng chứ chưa phải tư duy kinh tế là tìm kiếm và đáp ứng nhu cầu thị trường. Dẫn tới sự "vênh nhau" giữa sản xuất và thị trường.

Bên cạnh đó, quan hệ giữa thương nhân 2 nước trong thời gian vừa qua cũng là vấn đề, hoàn toàn phụ thuộc vào biến động của thị trường,…

Việc các cơ quan chức năng cùng địa phương phối hợp tháo gỡ khó khăn cho nông sản hiện nay chỉ là biện pháp tức thời, mang tính tình thế.

"Chúng ta cần phải có những giải pháp căn cơ, từ gốc, phải làm chủ được câu chuyện thị trường để hạn chế rủi ro thấp nhất", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Sẽ ngồi lại để tìm lời giải cho bài toán xuất khẩu nông sản

Vậy tại sao câu chuyện ùn ứ nông sản đã xuất hiện từ nhiều năm trước nhưng đến nay vẫn "mù mờ", vẫn chưa có lối ra bài bản, sản xuất chưa tính đến thị trường, chưa tính đến nhu cầu tiêu dùng?

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, mấy năm qua "gần như là câu chuyện bị quên lãng". Bởi chúng ta say xưa nhất định với thành tích xuất khẩu.

Sự thật là nhờ xuất khẩu, nông sản của bà con ở đồng bằng sông Cửu Long, ở Tây Nguyên - những vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước đã thường xuyên có mặt tại thị trường Trung Quốc.

Chúng ta nhìn vào các bản báo cáo về kết quả xuất khẩu hằng năm và hồ hởi với những kết quả đạt được. Nhưng dường như chúng ta không nghĩ tới rủi ro để có giải pháp quản trị hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro luôn luôn hiện hữu và chuỗi cung ứng có thể "gãy" bất cứ lúc nào.

Ông Lê Minh Hoan cho biết, trong tuần tới, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và Hiệp hội ngành hàng rau, củ, quả sẽ cùng ngồi với nhau, để giải mã, tìm đáp án cho từng câu hỏi và đưa ra các giải pháp cụ thể cho việc xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc theo đúng yêu cầu Thủ tướng Chính phủ là phải chuyển xuất khẩu nông sản từ tiểu ngạch sang chính ngạch, "không thể đường mòn lối mở mãi được"!

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Công ty chứng khoán cần cả kiếm và khiên

Công ty chứng khoán cần cả kiếm và khiên

Công ty chứng khoán (CTCK) bị sự cố hệ thống công nghệ thông tin thi thoảng vẫn xảy ra trên thị trường chứng khoán, tuy nhiên, thường sớm được khắc phục trong phiên.

Chứng khoán tháng 4 và mùa họp đại hội đồng cổ đông

Chứng khoán tháng 4 và mùa họp đại hội đồng cổ đông

Rung lắc mạnh trong tháng 3 khi đón nhận các thông tin tốt xấu đan xen, diễn biến thị trường chứng khoán trong tháng 4 liệu sẽ ra sao?

Ít hãng bay nhưng lại cạnh tranh khốc liệt!

Ít hãng bay nhưng lại cạnh tranh khốc liệt!

Trong khi hành khách ngày càng phải trả chi phí cao hơn để đi máy bay, các hãng hàng không vẫn tiếp tục thua lỗ mà gần nhất là câu chuyện Pacific Airlines

“Ông trùm” gia vị tiết lộ bí quyết giúp Dh Foods có mặt ở hơn 10 quốc gia

“Ông trùm” gia vị tiết lộ bí quyết giúp Dh Foods có mặt ở hơn 10 quốc gia

Nhờ kiên trì tiêu chí sản phẩm sạch, không dùng nguyên liệu nhân tạo, Dh Foods không những đứng vững tại thị trường gia vị Việt Nam mà còn tiến sâu vào thị trường quốc tế.

Gói "đầu tư giáo dục" hay chiêu "lấy mỡ nó rán nó"?

Gói "đầu tư giáo dục" hay chiêu "lấy mỡ nó rán nó"?

Chiêu huy động vốn từ phụ huynh học sinh để chủ đầu tư một số trường tư thục lấy đó làm vốn kinh doanh – chiêu này không mới. Tuy nhiên, nó được khoác lên bằng những cái tên mỹ miều như "gói đầu tư giáo dục" hay "học phí 0 đồng".

Kiếm tiền thật từ thị trường carbon

Kiếm tiền thật từ thị trường carbon

Chuyện tín chỉ carbon và giao dịch carbon đem lại tiền tươi thóc thật là có thật: Ngân hàng Thế giới (WB) hôm nay 21/3 công bố đã chi trả 51,5 triệu USD cho Việt Nam.