Vào cuối tháng 4, giá vàng đã tăng lên trên 3.500 USD cho một ounce troy (một đơn vị đo lường kim loại quý). Đây là mức kỷ lục mọi thời đại, thậm chí tính đến lạm phát, vượt qua mức đỉnh trước đó đạt được vào tháng 1 năm 1980. Vào thời điểm đó, giá vàng là 850 USD, hoặc 3.493 USD theo giá hiện tại.
Các nhà kinh tế đã quy kết điều này cho nhiều yếu tố khác nhau. Yếu tố chính trong số đó là những thay đổi không thể đoán trước trong chính sách thương mại của Mỹ được đưa ra bởi chính quyền Trump, những tác động của chúng đã làm rung chuyển thị trường.
Ngược lại, vàng được nhiều người coi là một khoản đầu tư vững chắc. Những lo ngại về sự bất ổn địa chính trị chỉ làm tăng thêm sức hấp dẫn của nó. Nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu đánh giá cao sự ổn định tương đối mà một mặt hàng từng bị tỷ phú Warren Buffett coi là "vô hồn" và "không có nhiều công dụng cũng như không sinh sản".
"Chúng tôi coi đây là loại điều kiện hoàn hảo đối với vàng" - Louise Street, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Hội đồng Vàng Thế giới, một hiệp hội thương mại được ngành khai khoáng tài trợ, giải thích.
"Đó là sự tập trung vào áp lực lạm phát tiềm tàng. Rủi ro suy thoái đang gia tăng, Quỹ Tiền tệ Quốc tế hạ cấp dự báo kinh tế gần đây…"
Nhưng cái gì tăng cũng có thể giảm. Mặc dù vàng có tiếng là tài sản ổn định, nhưng nó không miễn nhiễm với biến động giá. Trên thực tế, trong quá khứ, giá tăng mạnh thường đi kèm với giảm đáng kể.
Nỗi lo vũ khí hóa hệ thống USD
Giá vàng tăng mạnh kể từ cuối năm 2022, một phần, theo Louise Street, là do các ngân hàng trung ương. "Họ đã là người mua vàng ròng, để bổ sung vào dự trữ chính thức của họ, trong 15 năm qua" - cô giải thích. "Nhưng chúng tôi thấy điều đó thực sự tăng tốc trong ba năm qua".
Các ngân hàng trung ương đã cùng nhau mua hơn 1.000 tấn vàng mỗi năm kể từ năm 2022, tăng so với mức trung bình 481 tấn một năm trong giai đoạn 2010 - 2021. Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Azerbaijan và Trung Quốc là một trong những nước mua nhiều nhất vào năm ngoái.
Các nhà phân tích cho biết các ngân hàng trung ương có thể đang cố gắng xây dựng bộ đệm trong thời điểm bất ổn kinh tế và địa chính trị ngày càng gia tăng.
Simon French, nhà kinh tế trưởng và giám đốc nghiên cứu tại công ty đầu tư Panmure Liberum nói: "Có một số quốc gia lo ngại việc biến hệ thống USD và có khả năng là cả hệ thống euro thành vũ khí".
"Nếu họ không liên kết với quan điểm của Mỹ hoặc phương Tây, trên cơ sở ngoại giao, trên cơ sở quân sự… thì việc có một tài sản trong ngân hàng trung ương của họ không bị kẻ thù quân sự hoặc chính trị của họ kiểm soát là một đặc điểm khá hấp dẫn".
An toàn được bao lâu?
Tuy nhiên, câu hỏi lớn là điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Một số chuyên gia tin rằng xu hướng tăng sẽ tiếp tục, được thúc đẩy bởi chính sách khó lường của Mỹ, áp lực lạm phát và hoạt động mua vào của ngân hàng trung ương. Thật vậy, Goldman Sachs đã dự báo vàng sẽ đạt 3.700 USD/oz vào cuối năm 2025 và 4.000 USD vào giữa năm 2026.
Nhưng báo cáo cũng nói thêm rằng trong trường hợp suy thoái kinh tế ở Mỹ hoặc chiến tranh thương mại leo thang, giá vàng thậm chí có thể đạt mức 4.500 USD vào cuối năm nay.
Daan Struyven giải thích: "Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ lớn hơn thị trường vàng gấp 200 lần, vì vậy ngay cả một động thái nhỏ thoát khỏi thị trường chứng khoán lớn hoặc thị trường trái phiếu lớn cũng sẽ dẫn đến sự gia tăng phần trăm lớn trên thị trường vàng vốn nhỏ hơn nhiều".
Nói cách khác, không cần phải có biến động lớn trên các thị trường đầu tư lớn để đẩy giá vàng tăng.
Tuy nhiên, những người khác lại lo ngại rằng giá vàng đã tăng quá nhanh đến mức bong bóng thị trường đang hình thành – và bong bóng đó có thể vỡ.
Ví dụ, quay trở lại năm 1980, giá vàng tăng đột biến đã được theo sau bởi một đợt điều chỉnh đáng chú ý không kém, giảm từ 850 USD vào cuối tháng 1 xuống chỉ còn 485 USD vào đầu tháng 4. Đến giữa tháng 6 năm sau, giá vàng chỉ còn 297 USD - giảm 65% so với mức đỉnh điểm.
Trong khi đó, đỉnh điểm vào năm 2011 đã được theo sau bởi một đợt giảm mạnh, sau đó là một giai đoạn biến động. Trong vòng bốn tháng, nó đã giảm 18%. Sau khi ổn định trong một thời gian, nó tiếp tục giảm, đạt mức thấp nhất vào giữa năm 2013, giảm 35% so với mức cao nhất.
Câu hỏi còn lại là liệu điều tương tự có thể xảy ra không?
Bong bóng có thể vỡ không?
Một số nhà phân tích cho rằng giá cuối cùng sẽ giảm đáng kể. Jon Mills, một chuyên gia trong ngành tại Morningstar, đã gây chú ý vào tháng 3 khi ông cho rằng giá một ounce vàng có thể giảm xuống chỉ còn 1.820 USD trong vài năm tới.
Quan điểm của ông là khi các công ty khai thác tăng sản lượng và nhiều vàng tái chế hơn được đưa vào thị trường, nguồn cung sẽ tăng. Đồng thời, các ngân hàng trung ương sẽ giảm bớt cơn sốt mua vào, trong khi các áp lực ngắn hạn khác kích thích nhu cầu sẽ lắng xuống, kéo giá xuống.
Những dự báo đó sau đó đã được điều chỉnh tăng nhẹ, chủ yếu là do chi phí khai thác tăng.
Daan Struyven - đồng giám đốc nghiên cứu hàng hóa toàn cầu tại Goldman Sachs - không đồng ý. Ông tin rằng có thể có một sự sụt giảm ngắn hạn, nhưng giá cả nói chung sẽ tiếp tục tăng. "Nếu chúng ta đạt được một thỏa thuận hòa bình về Ukraine, hoặc một sự hạ nhiệt thương mại nhanh chóng, tôi nghĩ các quỹ đầu cơ sẽ sẵn sàng rút một phần tiền của họ ra khỏi vàng và đầu tư vào các tài sản rủi ro, chẳng hạn như thị trường chứng khoán…
"Vì vậy, bạn có thể thấy sự sụt giảm tạm thời. Nhưng chúng tôi khá tự tin rằng trong bối cảnh địa chính trị cực kỳ bất ổn này, khi các ngân hàng trung ương muốn nắm giữ dự trữ an toàn hơn, họ sẽ tiếp tục đẩy nhu cầu lên cao hơn trong trung hạn."
Russ Mould - giám đốc đầu tư tại công ty môi giới chứng khoán AJ Bell cho rằng ít nhất sẽ có một sự lắng dịu trong xu hướng tăng. "Với đà tăng ấn tượng như vậy, sẽ hợp lý khi kỳ vọng nó sẽ có một khoảng dừng để thở ở một giai đoạn nào đó" - ông nói.
Nhưng ông tin rằng nếu nền kinh tế suy thoái mạnh và lãi suất giảm thì giá vàng có thể tăng cao hơn về lâu dài.
Nhu cầu toàn cầu đối với Bitcoin tiếp tục tăng khi các tập đoàn quốc tế và Thái Lan bắt đầu thêm tiền điện tử vào bảng cân đối kế toán của họ, củng cố vai trò của nó như một tài sản đầu tư dài hạn.
Vàng đã giảm từ mức cao kỷ lục gần đây, nhưng vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư và ngân hàng trung ương đang lo ngại về sự bất ổn liên quan đến thuế quan của Mỹ và các rủi ro khác, các nhà phân tích cho biết.
Sau khi đạt mức cao kỷ lục 111.000 USD vào thứ Năm tuần trước, mức kháng cự tiếp theo của Bitcoin được dự báo sẽ là 130.000 USD, khi đồng tiền điện tử này chuyển mình từ một tài sản đầu cơ sang một "trụ cột chiến lược" của nền kinh tế hiện đại, theo nhận định của các chuyên gia.
Tài khoản siêu lợi suất được tích hợp trên ứng dụng VIB Business sẽ giúp dòng vốn lưu động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh sinh lời mỗi ngày đến 4,5% một năm.
Trong thời kỳ hỗn loạn thuế quan và bất ổn địa chính trị đang đẩy chỉ số S&P 500 vào vùng điều chỉnh, đồng hồ xa xỉ có thể là tài sản “trụ vững theo thời gian”.
Nhu cầu toàn cầu đối với Bitcoin tiếp tục tăng khi các tập đoàn quốc tế và Thái Lan bắt đầu thêm tiền điện tử vào bảng cân đối kế toán của họ, củng cố vai trò của nó như một tài sản đầu tư dài hạn.
Vàng đã giảm từ mức cao kỷ lục gần đây, nhưng vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư và ngân hàng trung ương đang lo ngại về sự bất ổn liên quan đến thuế quan của Mỹ và các rủi ro khác, các nhà phân tích cho biết.
Sau khi đạt mức cao kỷ lục 111.000 USD vào thứ Năm tuần trước, mức kháng cự tiếp theo của Bitcoin được dự báo sẽ là 130.000 USD, khi đồng tiền điện tử này chuyển mình từ một tài sản đầu cơ sang một "trụ cột chiến lược" của nền kinh tế hiện đại, theo nhận định của các chuyên gia.
Tài khoản siêu lợi suất được tích hợp trên ứng dụng VIB Business sẽ giúp dòng vốn lưu động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh sinh lời mỗi ngày đến 4,5% một năm.
Trong thời kỳ hỗn loạn thuế quan và bất ổn địa chính trị đang đẩy chỉ số S&P 500 vào vùng điều chỉnh, đồng hồ xa xỉ có thể là tài sản “trụ vững theo thời gian”.