Ông Trump ký lệnh giảm giá thuốc tại Mỹ 30 - 80%, nói ngành dược là nhóm vận động hành lang nhiều nhất
V.N (Theo BBC)
14/05/2025 3:05 PM (GMT+7)
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm giảm giá thuốc kê đơn, ông nói rằng người Mỹ phải trả tiền nhiều hơn các quốc gia khác cho dược phầm. Nhưng chi tiết và tác động dài hạn của nó vẫn còn rất mơ hồ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi động thái này là “một trong những sắc lệnh hành pháp có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ”, khẳng định giá thuốc sẽ “giảm gần như ngay lập tức, từ 30% đến 80%”.
Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ đặc biệt phức tạp – bao gồm ngành bảo hiểm tư nhân lớn, trợ cấp từ chủ lao động, và các chương trình bảo hiểm công dành cho người già và người nghèo, được gọi là Medicare và Medicaid.
Tại nhiều quốc gia phát triển khác, hệ thống tập trung hơn cho phép chính phủ đàm phán mức giá cố định cho thuốc, và trong một số trường hợp có thể từ chối mua nếu cho rằng giá quá cao.
Năm 2021, Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ so sánh với Úc, Canada và Pháp và nhận thấy rằng giá thuốc kê đơn ở Mỹ trung bình cao gấp hai đến bốn lần.
Chính trị gia từ cả hai đảng của Mỹ đều đã chỉ trích giá thuốc. Cả ông Trump trong nhiệm kỳ đầu và cựu Tổng thống Joe Biden đều đã cố gắng giải quyết vấn đề này, đặc biệt là giá của các loại thuốc cứu sống như insulin, nhưng giá thuốc tại Mỹ vẫn cao một cách bền bỉ.
Phát biểu tại Nhà Trắng, ông Trump và các quan chức y tế của ông đổ lỗi cho sự thiếu tiến bộ là do nỗ lực vận động hành lang của ngành dược và các khoản quyên góp lớn cho Quốc hội.
"Ngành dược là nhóm vận động hành lang mạnh nhất" - ông Trump nói với báo giới. “Nhưng bắt đầu từ hôm nay, nước Mỹ sẽ không còn trợ giá cho chăm sóc sức khỏe của các quốc gia khác nữa – điều mà chúng ta đã làm suốt thời gian qua.”
Các biện pháp giảm giá thuốc
Ngôn ngữ trong sắc lệnh yêu cầu các quan chức Mỹ đảm bảo rằng những thỏa thuận về giá thuốc giữa các quốc gia khác không dẫn đến việc người Mỹ phải chịu những mức tăng giá “vô lý hoặc mang tính phân biệt”.
Tuy nhiên, thế nào là “vô lý” thì chưa được định nghĩa rõ – và cũng chưa rõ Nhà Trắng sẽ thực hiện biện pháp gì nếu phát hiện những hành vi như vậy.
Nhà Trắng cũng muốn các công ty dược bán nhiều sản phẩm hơn trực tiếp đến người tiêu dùng – cắt bỏ các công ty bảo hiểm và bên trung gian phân phối – đồng thời xem xét khả năng nhập khẩu thuốc từ các quốc gia có giá rẻ hơn. Ý tưởng này trước đây từng vấp phải rào cản về an toàn và quy định thương mại.
Một quan chức cho biết sắc lệnh ngày 12/5 là điểm khởi đầu cho các cuộc đàm phán giữa Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HHS) và ngành công nghiệp dược.
Quy chế “Tối huệ quốc”
Sắc lệnh cũng đề xuất rằng Mỹ được trao quy chế Tối huệ quốc (Most Favoured Nation - MFN) – có nghĩa là các công ty dược sẽ phải bán thuốc cho người tiêu dùng Mỹ với mức giá thấp nhất mà họ cung cấp ở bất kỳ quốc gia nào khác.
Tuy nhiên, chưa rõ Nhà Trắng sẽ dùng công cụ nào để trừng phạt các công ty dược không tuân thủ.
Theo giáo sư Alan Sager, chuyên gia chính sách y tế tại Đại học Boston, giá thuốc rất thiếu minh bạch. Ông nói với BBC rằng các nhà sản xuất dễ dàng lập luận rằng họ đang tuân thủ sắc lệnh bằng cách công bố các mức chiết khấu thường xuyên được áp dụng trên bảng giá niêm yết vốn rất cao.
Thị trường phản ứng thế nào?
Tuyên bố ban đầu của ông Trump khiến cổ phiếu các hãng dược lớn như Pfizer, Eli Lilly và GSK của Anh giảm giá.
Tuy nhiên, các cổ phiếu này nhanh chóng phục hồi sau khi chính quyền công bố kế hoạch – cho thấy các nhà đầu tư không tin tưởng nhiều.
Tuy nhiên, bất kỳ sự giảm giá nào cũng sẽ được người dân Mỹ hoan nghênh – các cuộc thăm dò đều cho thấy chi phí cao là mối quan tâm hàng đầu đối với hệ thống y tế Mỹ.
C. Michael White, giáo sư dược tại Đại học Connecticut, cho biết tác động thực tế từ các hành động của chính quyền Trump “sẽ rất nhỏ đối với nhiều người Mỹ”, nhưng bất kỳ nỗ lực nào hướng đến minh bạch hơn và chi phí thấp hơn “vẫn là bước đi tích cực theo đúng hướng”.
Tuy nhiên, sắc lệnh này được dự đoán sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức từ ngành dược – cả tại tòa án lẫn Quốc hội.
Ngành công nghiệp nói gì?
Các nhóm đại diện ngành dược phần lớn phản đối sắc lệnh hành pháp, cho rằng nó sẽ phản tác dụng – có thể bóp nghẹt nguồn cung thuốc và ngân sách nghiên cứu, trong khi không giải quyết được tận gốc giá cả.
Tuy nhiên, giáo sư Alan Sager tỏ ra hoài nghi với lập luận của ngành dược. Ông chỉ ra rằng tiền nghiên cứu thuốc thường được chi trước khi thu được lợi nhuận, và gợi ý rằng có thể có cách khác để tài trợ nghiên cứu – chẳng hạn như trao giải thưởng tiền mặt lớn cho các phát minh chữa bệnh cụ thể.
Ông cũng cho rằng cam kết của Tổng thống đối với vấn đề này có lâu dài hay không vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Dự án Cung cấp suất ăn hàng không số 1 và Đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng tàu bay số 1 với tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng vừa được khởi công tại sân bay Long Thành.
Mặc dù lương tổng thống theo quy định là 400.000 USD/năm, nhưng ông Donald Trump báo cáo thu nhập hơn 600 triệu USD từ các hoạt động kinh doanh khác, theo báo cáo công khai về tài chính được công bố hôm thứ Sáu 13/6.
Nước chủ nhà BRICS 2025 là Brazil cho biết, Việt Nam chia sẻ với các thành viên và đối tác BRICS cam kết về một trật tự quốc tế toàn diện và đại diện hơn. Việt Nam trở thành quốc gia đối tác thứ 10 của BRICS.
Cuộc tấn công của Israel vào Iran và hành động trả đũa sau đó của Tehran làm dấy lên lo ngại về sự gián đoạn thương mại qua Eo biển Hormuz khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA chuẩn bị dự trữ dầu toàn cầu.
Các nhà giao dịch Phố Wall đang săn tìm lợi nhuận có thể thấy rằng những khoản đầu tư sinh lời nhất hiện nay lại nằm trong thị trường “kỳ lạ” của kim loại quý.
Dự án Cung cấp suất ăn hàng không số 1 và Đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng tàu bay số 1 với tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng vừa được khởi công tại sân bay Long Thành.
Mặc dù lương tổng thống theo quy định là 400.000 USD/năm, nhưng ông Donald Trump báo cáo thu nhập hơn 600 triệu USD từ các hoạt động kinh doanh khác, theo báo cáo công khai về tài chính được công bố hôm thứ Sáu 13/6.
Nước chủ nhà BRICS 2025 là Brazil cho biết, Việt Nam chia sẻ với các thành viên và đối tác BRICS cam kết về một trật tự quốc tế toàn diện và đại diện hơn. Việt Nam trở thành quốc gia đối tác thứ 10 của BRICS.
Cuộc tấn công của Israel vào Iran và hành động trả đũa sau đó của Tehran làm dấy lên lo ngại về sự gián đoạn thương mại qua Eo biển Hormuz khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA chuẩn bị dự trữ dầu toàn cầu.
Các nhà giao dịch Phố Wall đang săn tìm lợi nhuận có thể thấy rằng những khoản đầu tư sinh lời nhất hiện nay lại nằm trong thị trường “kỳ lạ” của kim loại quý.