Thứ bảy, 04/05/2024

Chuyện về “cụ xoài” hơn 300 năm tuổi và “Thần Hổ” ở Bạc Liêu

04/02/2022 7:27 AM (GMT+7)

Trải qua thời gian dài, dù cảnh vật xung quanh đã thay đổi nhưng “cụ xoài” ở Bạc Liêu vẫn xanh tươi, “hiên ngang” đón nắng, gió.

Đến Bạc Liêu, du khách thường dừng chân ở những điểm đến nổi tiếng, như: Quảng trường Hùng Vương; khu nhà Công tử Bạc Liêu; Khu Lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu; cánh đồng điện gió; Quán âm Phật đài (mẹ Nam Hải)…

Càng thú vị hơn, nếu như du khách dành ít thời gian đến tham quan và tìm hiểu về cây xoài đã sống 340 năm (cộng trừ 30 năm theo tài liệu ghi chép lại). Đây được xem là cây xoài cổ thụ có tuổi thọ cao nhất ở ĐBSCL.

Chuyện về “cụ xoài” hơn 300 năm tuổi và “Thần Hổ” ở Bạc Liêu - Ảnh 2.

Cây xoài được trồng ở ấp Biển Tây B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

Đang được trồng ở xã Vĩnh Trạch Đông, cách trung tâm TP Bạc Liêu hơn 10 km, cây xoài có chiều cao 15m, đường kính gần 2m, tán tỏa bóng mát rộng đến 300m2. Đặc biệt, thân xoài rất to, 5 người ôm không hết.

Chuyện về “cụ xoài” hơn 300 năm tuổi và “Thần Hổ” ở Bạc Liêu - Ảnh 3.

“Cụ xoài” tỏa bóng mát rộng đến 300m2

Theo tài liệu ghi chép lại, cuối thế kỷ 17, những lưu dân khi đi đến đây phát hiện có cây xoài to lớn. Kỳ lạ thay, tuy đây là vùng nước nhiễm mặn nhưng dưới gốc xoài lại có mạch nước ngọt nên họ đã quyết định ở lại, dựng làng sinh sống. Thời kỳ đó nơi đây vẫn còn là rừng thiêng nước độc, có rất nhiều thú dữ.

Chuyện về “cụ xoài” hơn 300 năm tuổi và “Thần Hổ” ở Bạc Liêu - Ảnh 4.
Chuyện về “cụ xoài” hơn 300 năm tuổi và “Thần Hổ” ở Bạc Liêu - Ảnh 5.
Chuyện về “cụ xoài” hơn 300 năm tuổi và “Thần Hổ” ở Bạc Liêu - Ảnh 6.
Chuyện về “cụ xoài” hơn 300 năm tuổi và “Thần Hổ” ở Bạc Liêu - Ảnh 7.

Thân xoài rất to, 5 người ôm không hết

Dưới gốc xoài xuất hiện một con cọp, nhưng nó lại hiền lành đến kỳ lạ, không bao giờ quấy phá dân làng, mà ngược lại người dân còn cảm thấy được con cọp này bảo vệ. Chính vì thế, dân làng đã tôn cọp thành "Thần Hổ", mỗi năm vào ngày 28-7 âm lịch đều tổ chức cúng bái long trọng dưới gốc cây xoài.

Việc cúng lễ vật cho "Thần Hổ" đã trở thành tín ngưỡng dân gian của người dân địa phương để cầu mọi sự an lành, mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Mặc dù tuổi thọ cao đến thế, nhưng hàng năm xoài vẫn ra hoa và rất sai trái.

Chuyện về “cụ xoài” hơn 300 năm tuổi và “Thần Hổ” ở Bạc Liêu - Ảnh 8.
Chuyện về “cụ xoài” hơn 300 năm tuổi và “Thần Hổ” ở Bạc Liêu - Ảnh 9.
Chuyện về “cụ xoài” hơn 300 năm tuổi và “Thần Hổ” ở Bạc Liêu - Ảnh 10.
Chuyện về “cụ xoài” hơn 300 năm tuổi và “Thần Hổ” ở Bạc Liêu - Ảnh 11.
Chuyện về “cụ xoài” hơn 300 năm tuổi và “Thần Hổ” ở Bạc Liêu - Ảnh 12.
Chuyện về “cụ xoài” hơn 300 năm tuổi và “Thần Hổ” ở Bạc Liêu - Ảnh 13.

Năm 2015, cây xoài đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Đến mùa xoài chín, hương thơm lan tỏa khắp cả một vùng. Trái xoài chỉ to bằng quả cóc, dính với nhau thành từng chùm, chứ không riêng lẻ nên bà con trong vùng gọi là xoài cóc. Điều đặc biệt là mỗi mùa ra trái, cây xoài chỉ đậu quả ở một phía cây, sang mùa sau mới lại ra ở phía còn lại.

Trải qua thời gian dài, dù cảnh vật xung quanh đã thay đổi nhưng "cụ xoài" vẫn xanh tươi, "hiên ngang" đón nắng, gió.

Năm 2015, "cụ xoài" này được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Cây xoài như là một nhân chứng sống cho công cuộc khẩn hoang, giữ đất, giữ nước đầy hào khí của người dân Bạc Liêu.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Canh chua và văn hóa chống nóng

Canh chua và văn hóa chống nóng

Miền Tây Nam Bộ gần xích đạo nên rất nóng, đặc biệt năm nay, tình hình này lại kéo dài và gay gắt hơn các năm trước. Trong lĩnh vực ẩm thực, người xưa có nhiều cách đối phó với thời tiết nắng nóng. Nắng nóng (dương) cần có nước (âm) để quân bình lại. Một trong những món ăn điển hình là canh chua.

Cháo sườn, một phần ký ức của người Hà thành

Cháo sườn, một phần ký ức của người Hà thành

Cùng với những món ăn đặc sản Hà Nội như chả cá, phở cuốn, bún chả… thì món cháo sườn cũng trở nên rất quen thuộc, trở thành một phần trong ký ức của mỗi người Hà thành.

TP.HCM đẩy mạnh phát triển du lịch đêm và du lịch cộng đồng

TP.HCM đẩy mạnh phát triển du lịch đêm và du lịch cộng đồng

Từ những kết quả tích cực của quý I/2024 và lễ 30/4 - 1/5, ngành du lịch TP.HCM tiếp tục triển khai sản phẩm du lịch đặc trưng, thúc đẩy sản phẩm du lịch ban đêm, đường thủy và du lịch cộng đồng trong quý II/2024.

Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đợt lễ tăng 12,5%

Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đợt lễ tăng 12,5%

Bà Rịa - Vũng Tàu đón khoảng 630.000 lượt du khách trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, tăng 25% so với năm ngoái; doanh thu du lịch đợt này ước đạt gần 670 tỉ đồng, tăng 12,5%, theo Sở Du lịch tỉnh.

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

Dù nắng nóng, lượng khách đến TP.HCM vui chơi dịp lễ 30/4 - 1/5 tăng so với năm ngoái. Các dịch vụ lưu trú, nhà hàng, khách sạn đều ghi nhận kết quả khả quan trong 5 ngày nghỉ lễ.

Bí quyết trồng thanh trà ngọt của lão nông ở miền Tây

Bí quyết trồng thanh trà ngọt của lão nông ở miền Tây

Lần đầu tiên làm nghịch vụ, lão nông Huỳnh Văn Cập đã bán toàn bộ số lượng thanh trà ngọt cho siêu thị với giá 160.000 đồng/kg.