Trước việc TP.HCM thực hiện cơ chế đặc thù nhưng còn nhiều vướng mắc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, với những quyền của Thủ tướng, ông sẽ phân cấp tối đa cho TP.HCM để triển khai nhanh hơn, hiệu quả hơn cơ chế đặc thù.
Ngày 10/1, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị nghiên cứu, thảo luận ý kiến đối với dự thảo Nghị định của Chính phủ về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực cho TP.HCM. Nghị định này cụ thể hóa một số nội dung tại Nghị quyết 98 gồm mở rộng phân cấp, ủy quyền cho HĐND TP.HCM, UBND TP.HCM…
Theo HoREA, thủ tục "chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư" chỉ là khởi đầu của chuỗi quy trình thủ tục đầu tư, xây dựng các dự án do doanh nghiệp tư nhân đầu tư, nên việc bị "ách tắc" đã dẫn đến các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại "đứng hình" thời gian qua.
HoREA đề nghị Bộ KHĐT xem xét thu hồi Văn bản số 3710/BKHĐT-PTHTĐT ngày 18/05/2023 phúc đáp UBND TP.HCM về việc "Sự phù hợp của dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội với quy hoạch đô thị theo quy định của pháp luật về đầu tư, nhà ở”.
Trao đổi trong buổi họp báo chiều 18/5 về cơ chế đột phá cho TP.HCM, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi thẳng thắn nhìn thận: Một bộ phận cán bộ, công chức e dè, ngại trách nhiệm, nhưng không phải tất cả đều như vậy.
Hiện nay, căn cứ vào Nghị quyết số 131/2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM, UBND TP được tăng cường nhiều nhiệm vụ, quyền hạn. Trong đó, UBND TP xây dựng, trình HĐND TP quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương…
TP.HCM là một siêu đô thị đặc biệt, là nơi đi đầu trong các hoạt động thí điểm nhưng lại bị bó hẹp trong "chiếc áo" cơ chế. Điều này đã dẫn đến những vướng mắc, kìm hãm sự phát triển của thành phố.
Sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết 131 của Quốc hội và Nghị định số 33 của Chính phủ về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM, Thành phố đã đạt được nhiều kết quả ban đầu, trong đó nổi bật là tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, quyền làm chủ của người dân được bảo đảm và phát huy.
Nghị quyết 54 về cơ chế thí điểm cho TP.HCM có hiệu lực từ 1/2018 đến hết năm 2022. Sau gần 5 năm thực hiện, kết quả chưa đạt được như kỳ vọng. Chính phủ đã đề xuất kéo dài thêm một năm thực hiện cơ chế thí điểm này.
Tại buổi làm việc của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM với UBND TP.HCM chiều 13/10, nhiều ý kiến đồng tình với việc cho TP.HCM thí điểm các cơ chế mới vượt trội, phù hợp với điều kiện đặc thù.