Mặc dù thu nhập bình quân đầu người lớn nhưng Kuwait chưa sản xuất được nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, hàng tiêu dùng. Vì vậy, các chuyên gia thương mại cho rằng, Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng… là những mặt hàng mà phía Kuwait đang có nhu cầu.
Theo Bộ Công Thương, trong những năm qua, quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Kuwait phát triển tốt đẹp. Kim ngạch thương mại hai chiều tăng mạnh kể từ năm 2018.
Thống kê cho thấy, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Kuwait năm 2021 đạt hơn 4,78 tỷ USD, tăng khoảng 49% so với cùng kỳ năm trước; trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 60 triệu USD.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Kuwait gồm điện thoại di động, thiết bị điện tử và phụ tùng, thủy sản, đồ gỗ, nông sản gồm rau quả, chè, gạo, hạt tiêu, quế, hoa hồi; trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là hàng rau quả, phương tiện vận tải, thủy sản.
Năm 2021 Việt Nam nhập khẩu từ Kuwait đạt hơn 4,7 tỷ USD, tăng 49% so với cùng kỳ năm trước đó, chủ yếu là nhập khẩu lượng lớn dầu thô từ Kuwait phục vụ cho hoạt động lọc hóa dầu của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.
Theo Cơ quan Hải quan Kuwait, kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam của Kuwait chỉ chiếm tỷ trọng hơn 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Kuwait.
Đây là quốc gia nằm ở khu vực Trung Đông, với dân số 4,3 triệu người cùng diện tích 17.818 km2. Năm 2021, GDP nước này ước đạt 208 tỷ USD, tăng trưởng 2,3%. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 52.000 USD/người.
Đặc biệt, Kuwait có nền kinh tế mở, phát triển ngoại thương, thu hút đầu tư nước ngoài và là một trong những trung tâm thương mại, tài chính của khu vực Trung Đông. Kim ngạch xuất khẩu của Kuwait đạt khoảng 60 tỷ USD mỗi năm (chủ yếu là xuất khẩu dầu mỏ) và nhập khẩu khoảng 30 tỷ USD.
Nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực này, ngày 1/6 tới, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) sẽ tổ chức Phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Kuwait.
Tại phiên tư vấn, ông Trần Trung Hiếu - Bí thư thứ hai, Thương vụ Việt Nam tại Kuwait sẽ giới thiệu tổng quan thị trường các sản phẩm chế biến từ nông sản, thực phẩm tại Kuwait; vấn đề tiếp cận, áp dụng quy định, tiêu chuẩn, điều kiện xuất khẩu sản phẩm này sang thị trường này.
Bên cạnh đó, ông Ali Al Sayeghm- Chủ tịch Công ty quốc tế Lemonade về Quản lý Hội nghị và Triển lãm (tại Kuwait) kiêm Chủ tịch Công ty Cổng Thông tin quốc tế về Xuất nhập khẩu (tại Việt Nam) sẽ tham gia chia sẻ một số kinh nghiệm và những điều cần biết khi kinh doanh với thị trường Kuwait.
Phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Kuwait là phiên tư vấn thứ 18 trong chuỗi “Chương trình hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, áp dụng các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện xuất nhập khẩu hàng hóa với các thị trường nước ngoài và các cam kết quốc tế về sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu” do Cục Xúc tiến thương mại tổ chức trong năm 2022 với tổng cộng 30 phiên tư vấn.
Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Thời điểm này, các nhà sản xuất đã bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường. Nhiều đơn vị bán lẻ rầm rộ tổ chức kết nối với các doanh nghiệp, khách hàng lớn để bán hàng Tết.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.
Những ngày qua, các cơ sở làm đẹp phun môi, phun chân mày, chăm sóc da, trị nám… tại TP.HCM đang khá nhộn nhịp nhờ các khách hàng nữ tranh thủ đi làm đẹp sớm đón Tết.