Chiều 25/5, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk - Mã: VNM) đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên theo hình thức trực tuyến.
Tính tới 13h30, tổng số cổ phần các cổ đông tham dự đại hội là 1,68 tỷ cổ phiếu, đại diện cho 80,72% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Tính tới 14h40, đại diện Vinamilk thông tin có trên 1.200 cổ đông tham dự họp trực tuyến.
Năm nay, Vinamilk lên kế hoạch tổng doanh thu 63.163 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 9.376 tỷ; tăng lần lượt 4,4% và 4% so với thực hiện năm 2023. Đây sẽ là mức doanh thu cao kỷ lục của doanh nghiệp nếu đạt được.
Trong thông điệp gửi cổ đông ở báo cáo thường niên 2023, bà Mai Kiều Liên - Tổng Giám đốc nhận định: "Năm 2024, với kỳ vọng tình hình vĩ mô sẽ cải thiện, chúng tôi dự kiến doanh thu và lợi nhuận của Vinamilk sẽ tiếp tục tăng trưởng. Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục phục hồi thị phần và doanh số bán hàng một cách bền vững và có lợi nhuận. Đó là lý do chúng tôi sẽ duy trì sự tập trung vào các giải pháp tối ưu vận hành để có thêm ngân sách phục vụ phát triển thị trường và củng cố sức mạnh thương hiệu".
Nói về 2023, bà Mai Kiều Liên chia sẻ với cổ đông: “Năm 2023 phản ánh những gam màu trái ngược. Một mặt sức tiêu thụ các mặt hàng tiêu dùng nhanh đã suy giảm đáng kể. Tăng trưởng âm trong 6 tháng cuối năm do thách từ kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước. Mặt khác, chuỗi cung ứng toàn cầu sau đại dịch đã ổn định trở lại giúp chúng ta kiểm soát các chi phí sản xuất hiệu quả hơn. Trong bối cảnh đó, Vinamilk đã tận dụng mọi lợi thế để hoàn thành cao nhất kế hoạch sản xuất kinh doanh”.
Tổng Giám đốc Vinamilk nói thêm: "Tôi tin rằng Vinamilk đang trong thời điểm lý tưởng để thay đổi và tạo ra một chu kỳ tăng trưởng mới, vượt qua các thách thức trước mắt và nắm bắt các cơ hội tăng trưởng một cách hiệu quả nhất".
Về phương án phân phối lợi nhuận, ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 đã phê duyệt kế hoạch chi cổ tức bằng tiền năm 2023 là tối thiểu 50% lợi nhuận sau thuế hợp nhất phân bổ cho chủ sở hữu của công ty.
Căn cứ vào Nghị quyết của ĐHĐCĐ thường niên 2023, HĐQT đã thực hiện tạm ứng cổ tức hai đợt và sắp thanh toán đợt ba vào ngày 26/4. Tổng tỷ lệ tạm ứng của ba đợt là 29% bằng tiền (2.900 đồng/cp).
Căn cứ theo kết quả kinh doanh năm 2023, HĐQT trình ĐHĐCĐ phê duyệt cổ tức đợt cuối năm 2023 với tỷ lệ 9,5%, tương đương 950 đồng/cp.
Giao HĐQT quyết định ngày chốt danh sách/ngày đăng ký cuối cùng và ngày chi trả, nhưng không quá 6 tháng kể từ ngày 25/4.
Như vậy, tổng cổ tức là của năm tài chính 2023 là 38,5% mệnh giá, tương đương 8.046 tỷ đồng và tỷ lệ chi trả cổ tức là 91% lợi nhuận sau thuế hợp nhất phân bổ cho chủ sở hữu của công ty.
Năm 2024, Vinamilk đề xuất tổng mức cổ tức là 38,5% mệnh giá, tương đương 3.850 đồng/cp. Nguồn chi trả là từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán của báo cáo tài chính quý hợp nhất gần nhất so với ngày đăng ký cuối cùng của từng đợt tạm ứng.
Ngoài ra, trong buổi họp này, HĐQT sẽ trình ĐHĐCĐ phê duyệt tổng thù lao và các lợi ích năm 2024 cho HĐQT là 25 tỷ đồng với cơ cấu 11 thành viên. Thù lao và các lợi ích cho HĐQT sẽ được tính và chi trả tương ứng với số lượng thành viên thực.
Theo Doanhnhanvn.vn
Số vốn đầu tư rất lớn, tới hơn 39 tỷ USD, sẽ cần cho TP.HCM hoàn thành 183km đường sắt đô thị vào năm 2035.
Với bảng giá đất điều chỉnh, các tuyến đường tại TP.HCM sẽ có mức giá mới tăng 4-38 lần. Trong đó, một số khu vực như huyện Hóc Môn có mức giá tăng đột biến.
Các cửa hàng thời trang, chợ truyền thống vắng vẻ vì người tiêu dùng có xu hướng mua hàng Trung Quốc qua các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới. Các doanh nghiệp may mặc cũng than trời trước làn sóng hàng siêu rẻ này.
Hầu hết các doanh nghiệp lớn hiện nay đang sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, đóng nhiều loại thuế GTGT khác nhau. Vì vậy, nội dung của Khoản 3, Điều 15 trong Dự thảo sửa đổi Luật thuế GTGT là rất bất cập, tạo ra sự không công bằng đối với các doanh nghiệp cùng ngành nghề
Theo quyết định mới của UBND TP.HCM, 4 loại giấy tờ khác nhau có thể được sử dụng khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Tổng cục Quản lý Thị trường (QLTT) vừa phối hợp với Cục QLTT TP.HCM tổ chức kiểm tra các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành tại Quận 1, TP.HCM và phát hiện nhiều hàng giả, hàng không có nguồn gốc xuất xứ.