Sabeco - mã chứng khoán SAB, chủ của thương hiệu Bia Sài Gòn - tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên hôm nay 25/4, thông qua kế hoạch doanh thu 34.397 tỷ đồng và lợi nhuận 4.580 tỷ đồng cho năm 2024, tăng 13% và 7,6% so với năm ngoái.
Nhận định về thị trường, Sabeco cho rằng ngành bia Việt Nam gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 và chịu tác động từ một số cơ chế chính sách liên quan như Luật phòng chống tác hại rượu bia, Nghị định 100/2019/NĐ-CP khiến kết quả các doanh nghiệp chưa đạt như kỳ vọng.
Ngoài ra, việc người dân thắt chặt chi tiêu với việc thị hiếu và yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn đối với thiết kế bao bì, chất lượng… cũng là một áp lực đối với các doanh nghiệp.
Sabeco xác định các cơ hội kinh doanh cho ngành bia Việt Nam năm nay là cơ cấu dân số vàng với thu nhập tăng, tiềm năng lớn của phân khúc "bia không cồn" và tiềm năng xuất khẩu sản phẩm.
Công ty xác định tiềm năng xuất khẩu lớn vì Sabeco nằm trong hệ sinh thái của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi, người đã xác lập vị thế kinh doanh ở các thị trường Đông Nam Á.
Tập đoàn Thai Beverage (ThaiBev) của tỷ phú này đang sở hữu 687 triệu cổ phiếu SAB, tương ứng với 53,59% vốn điều lệ. Cuối năm 2017, ThaiBev bỏ ra gần 5 tỷ USD để mua cổ phần chi phối Sabeco với giá 320.000 đồng/cổ phiếu, cao gấp 32 lần so với mệnh giá.
Năm 2023, Sabeco ghi nhận doanh thu thuần 30.461 tỷ đồng, giảm 13% so với năm trước. Mặc dù vẫn duy trì được mốc lợi nhuận trên 4.000 tỷ đồng, nhưng con số giảm 23% nếu so với năm 2022.
Với kết quả kể trên, Sabeco trình cổ đông phương án phân phối lợi nhuận với việc dành ra 4.489 tỷ đồng để chia cổ tức (tiền mặt) cho cổ đông hiện hữu, tương ứng tỷ lệ chia là 35%. Đầu tháng 2 vừa qua, công ty tạm ứng cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 15%. Do đó, Sabeco dự kiến sẽ thanh toán cổ tức đợt 2/2023 với tỷ lệ 20% bằng tiền mặt vào 31/7/2024.
Như vậy, ThaiBev sẽ nhận thêm gần 1.400 tỷ cổ tức còn lại (chưa nhận vào năm trước) và được thêm hơn 2.400 tỷ đồng cổ tức sắp được chia.
Tại ĐHĐCĐ hôm nay, các cổ đông dành nhiều câu hỏi về thị phần, lợi nhuận và ảnh hưởng của Nghị định 100.
Trả lời các câu hỏi của cổ đông, ông Tan Teck Chuan Lester, CEO của Sabeco cho biết năm 2023, thị phần của công ty trên thị trường liên tục bị xáo trộn với đối thủ chính. Tuy nhiên, kết thúc năm 2023, thị phần của hãng vẫn tăng lên, cả trong Quý 1/2024. Ông ví von những khó khăn trong kinh doanh cũng là cơn mưa giông gió, và công ty phải học cách khiêu vũ ngay trong cơn mưa thay vì ngồi chờ đến khi thời tiết thuận lợi.
Tổng Giám đốc của Sabeco cho biết về thị phần, thương hiệu bia Sài Gòn đang là số 1 tại Việt Nam, và mục tiêu kế tiếp là đưa toàn bộ Sabeco lên số 1 và duy trì duy vị thế này.
Về Nghị định 100, đại diện Sabeco khẳng định luôn ủng hộ nghị định này, ủng hộ việc uống có trách nhiệm. Thời gian qua, những công ty bị ảnh hưởng nặng nhất từ nghị định này là nhóm công ty đưa sản phẩm vào quán bar, pub.
"Tuy vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với Hiệp hội Bia rượu Việt Nam để bàn thêm về mức 0% nồng độ cồn tuyệt đối, ở một số thị trường khác cho phép sai số này lớn hơn", ông Tan nói.
Về quản lý chi phí, Sabeco luôn tìm cách cắt giảm để sử dụng chi phí hiệu quả. Mục đích của Sabeco là mỗi đồng tiền bỏ ra phải mang lại hiệu quả nhiều hơn. Do đó, trong trường hợp tăng chi phí, hiệu quả cũng phải tăng so với trước. Đây là một trong những yếu tố Sabeco kiểm soát nội bộ, để cải thiện biên lợi nhuận.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.