Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Singapore trong 3 tháng đầu năm 2024 tiếp tục tăng trưởng rất tốt, đạt kim ngạch khoảng 36,15 triệu đô-la Singapore (26.55 triệu USD), tăng 80,46% so với cùng kỳ 2023, theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore.
Về thị phần trong quý 1, Ấn Độ đứng thứ hai sau Việt Nam với 29,7%. Kế tiếp là Thái Lan với 29,3%. Tổng cộng, 3 nước xuất khẩu hàng đầu chiếm đến hơn 91% thị phần gạo tại Singapore.
Gạo Việt Nam chiếm thị phần lớn hơn tại Singapore chủ yếu nhờ đa dạng sản phẩm, bao gồm gạo tẻ trắng, gạo thơm, gạo lức, gạo có tấm và nếp.
Đáng chú ý, bên cạnh mặt hàng thế mạnh truyền thống của Việt Nam là gạo tẻ trắng, hai nhóm hàng khác là nếp và gạo thơm cũng vươn lên chiếm lĩnh phần lớn thị phần tại Singapore, lần lượt đạt 80,08% và 73,33%. Đây là nhân tố chính đưa Việt Nam vượt qua Thái Lan và Ấn Độ trong quý 1.
Ngoài ra, Ấn Độ là nước chiếm lĩnh gần như tuyệt đối thị trường với loại sản phẩm đặc trưng là gạo đồ (chiếm 99,29%) và gạo basmati (chiếm 95,66%). Gạo đồ (parboiled rice) là sản phẩm tiêu biểu từ Ấn Độ, thu được từ thóc được ngâm nước nóng hoặc sấy trong hơi nước rồi phơi khô, sau đó mới gia công chế biến.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, Thái Lan, Ấn Độ và Nhật Bản đang là các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam trên thị trường gạo Singapore. Các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt việc Ấn Độ (nước đang chiếm lĩnh thị phần gạo tẻ trắng, loại gạo Việt Nam có thế mạnh) ban hành lệnh cấm xuất khẩu các loại gạo ngoài basmati và gạo đồ từ ngày 20/7/2023 để gia tăng thị phần và giá trị kim ngạch xuất khẩu sang Singapore.
Hiện nay, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường Singapore với tiêu chuẩn cao đang thuận lợi nhờ năng lực cung ứng, đáp ứng được sản lượng và chất lượng, theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore.
CarOn Holdings, đơn vị sở hữu chuỗi trung tâm dịch vụ ô tô trên toàn quốc, đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược để trở thành đơn vị được ủy quyền chính thức sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng ô tô điện VinFast.
Các hoạt động của Đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Lào được đánh giá cao về sự năng động, chủ động, tích cực và trách nhiệm thông qua cách tiếp cận các vấn đề mang tính "toàn dân, toàn diện, toàn cầu".
Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Các chuyên gia cho rằng trong các tháng cuối năm, phân khúc đất nền sẽ duy trì xu hướng phục hồi tích cực của quý 3/2024.
Thảo Cầm Viên Sài Gòn (Quận 1, TP.HCM) đã siết chặt các quy trình chăm sóc hổ, không để dịch cúm bùng phát sau sự việc hàng chục cá thể hổ, báo và sư tử chết ở Đồng Nai và Long An do cúm A/H5N1.
Trong Hội nghị Thượng đỉnh về Kinh doanh và Đầu tư ASEAN, liền kề với Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 tại Lào, Sacombank là ngân hàng Việt Nam duy nhất được Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN công bố tên tại giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN 2024 (ABA 2024) - lĩnh vực chuyển đổi số.