Thứ ba, 03/12/2024

Cơn khát vốn có dịu bớt?

09/12/2022 6:26 AM (GMT+7)

Việc Ngân hàng Nhà nước tăng thêm chỉ tiêu tín dụng 1,5 - 2% trong toàn hệ thống các tổ chức tín dụng khi chỉ còn 3 tuần nữa là kết thúc năm liệu có làm dịu được cơn khát vốn của cả nền kinh tế?

Trao đổi với báo chí hôm qua 8.12, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đưa ra một số thông điệp quan trọng của việc nới room (hạn mức) tín dụng lần này.

Thứ nhất, về mục tiêu, Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng thêm hạn mức tín dụng ở thời điểm này là để các tổ chức tín dụng có điều kiện tăng thêm nguồn lực và khả năng mở rộng tín dụng cho những doanh nghiệp, đối tượng, lĩnh vực cần thiết trong nền kinh tế.

Cơn khát vốn có dịu bớt? - Ảnh 1.


Cơ quan điều hành cũng dành room tín dụng, ưu tiên thỏa đáng cho những ngân hàng có khả năng thanh khoản cao và đặc biệt là những ngân hàng đang giảm lãi suất. Đây như là một chính sách khuyến khích các ngân hàng giảm lãi suất cho vay.

Với mức tăng 1,5 - 2% tương đương sẽ có 240 nghìn tỷ đồng được cung ứng thêm cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, đến thời điểm này, tăng trưởng tín dụng đạt 12,2% trong khi chỉ tiêu là 14%, tức còn dư 1,8%. Như vậy, nếu tính cả chỉ tiêu vừa tăng thêm thì sẽ còn khoảng 3,8% room tín dụng trong tháng cuối năm. Đây là dư địa khá lớn cho các ngân hàng thương mại cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, nền kinh tế.

Thứ hai, về thời điểm, vào quý III, các chỉ số vĩ mô, thanh khoản của ngân hàng đều không thuận lợi để tăng room tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cũng thấy rằng vẫn bảo đảm được tất cả các chính sách có mối quan hệ chặt chẽ với tỷ giá, lãi suất. Bây giờ - tuy còn 3 tuần nữa là kết thúc năm 2022, nhưng tác động của tình hình thế giới với Việt Nam cũng đã dịu bớt. Đặc biệt, trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo rất quyết liệt, tích cực, bằng nhiều giải pháp của Quốc hội, Chính phủ, một số chỉ tiêu vĩ mô đã có những dấu hiệu rất tích cực. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước quyết định nới thêm hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại.

Có thể nói, quyết định của Ngân hàng Nhà nước phần nào làm thỏa lòng mong đợi của các doanh nghiệp đang khốn đốn trong cơn khát vốn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là 240 nghìn tỷ đồng này (nếu tính cả 1,8% hạn mức chưa dùng sẽ vào khoảng 400 nghìn tỷ đồng) liệu có thể chảy vào nền kinh tế trong thời gian 3 tuần ngắn ngủi hay không?

Theo quy định hiện hành (Thông tư 22/2019/TT-NHNN), tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) đối với ngân hàng quốc doanh và thương mại cổ phần tối đa ở mức 85%. Nghĩa là, khi huy động được 100 đồng các ngân hàng chỉ được cho vay tối đa 85 đồng. Hiện tại, tỷ lệ LDR của nhiều ngân hàng đã chạm trần. Dữ liệu của VietstockFinance cho thấy, tính đến 30.9.2022, có 24/27 ngân hàng có tỷ lệ LDR trên 85%. Điều này đồng nghĩa với việc dù có thêm room tín dụng, nhiều ngân hàng cũng khó lòng đẩy vốn ra nền kinh tế. Nếu muốn có thêm dư địa cho vay, khả năng các ngân hàng sẽ phải tính tới việc tăng lãi suất huy động với những kỳ hạn ngắn.

Bên cạnh đó, trong thời gian 3 tuần ngắn ngủi, việc ngân hàng xem xét cho vay với những hồ sơ mới gần như là không thể! Đặc biệt, mặt bằng lãi suất hiện rất cao, các doanh nghiệp dù có nhu cầu vay chắc chắn sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng. Với các doanh nghiệp chấp nhận mức lãi suất cao như vậy thì liệu khoản vay đó có trở thành liều thuốc dễ hấp thụ hay không?

Mặc dù vậy, điều quan trọng là quyết định nới room tín dụng của Ngân hàng Nhà nước sẽ giúp các ngân hàng thương mại kịp thời giải ngân cho những hồ sơ đã thẩm định xong nhưng chưa thể cho vay vì hết room. Hẳn là nhiều doanh nghiệp, tổ chức sẽ giải tỏa được cơn khát vốn cho sản xuất kinh doanh dịp cuối năm này.

Theo Người đại biểu nhân dân

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

UOB duy trì dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng năm 2024 ở mức 6,4%

UOB duy trì dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng năm 2024 ở mức 6,4%

Tại báo cáo mới nhất về dự báo kinh tế Việt Nam quý IV, các chuyên gia của Ngân hàng UOB cho biết, quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đi đúng hướng.

Xếp thứ hai thế giới về tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số, Việt Nam vẫn chưa có luật

Xếp thứ hai thế giới về tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số, Việt Nam vẫn chưa có luật

Hiện nay, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số, với khoảng 20 triệu người sở hữu tài sản số. Hàng năm có khoảng 120 tỷ USD là tiền mã hóa được chuyển vào Việt Nam nhưng lĩnh vực này chưa có luật điều chỉnh.

Những áp lực lên tỷ giá vào cuối năm, có yếu tố nào hỗ trợ VND?

Những áp lực lên tỷ giá vào cuối năm, có yếu tố nào hỗ trợ VND?

Các chuyên gia cho biết có nhiều yếu tố sẽ thúc đẩy đồng USD bật tăng trong những tháng cuối năm và VND chịu sức ép. Tuy nhiên, việc thặng dư thương mại của Việt Nam ở mức cao, vốn FDI thực hiện tăng 8,8% và dòng kiều hối dồi dào vào cuối năm được kỳ vọng sẽ phần nào hỗ trợ cho đồng VND.

"Hoa mắt" với phí dịch vụ SMS Banking

"Hoa mắt" với phí dịch vụ SMS Banking

Bỗng dưng nhận được thông báo phí SMS Banking tăng gấp nhiều lần, không ít người đã quyết định hủy dịch vụ, chuyển sang lựa chọn miễn phí

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg ngày 27/11/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.

Thị trường chứng khoán Mỹ lại lập đỉnh mới

Thị trường chứng khoán Mỹ lại lập đỉnh mới

Chỉ số S&P 500 và chỉ số Dow Jones trên thị trường chứng khoán Mỹ đạt mức cao kỷ lục mới trong ngày 26/11 ở Mỹ, đi ngược với diễn biến giảm điểm trong chứng khoán châu Âu.