Sau thời gian dài phải hạn chế, thậm chí tạm ngưng hoạt động vì dịch COVID-19, tới nay nhiều doanh nghiệp ở TP.HCM đã đón công nhân trở lại làm việc và bắt đầu tăng ca phục vụ các đơn hàng Tết.
Trở lại TP.HCM sau thời gian về quê tránh dịch, chị Trần Thị Linh (33 tuổi, quê Vĩnh Long) - nhân viên một công ty sản xuất bánh kẹo tại Khu công nghiệp Tân Tạo cho biết, chị rất mừng khi được quay lại công ty làm việc cho kịp đơn hàng cuối năm.
"Công ty chỉ hỗ trợ tháng đầu, nghỉ 1-2 tháng thì cũng được nhưng nghĩ đến cảnh nghỉ không lương từ đây đến Tết chắc khó sống nổi. Lương công nhân mà, làm tháng nào ăn tháng đó, nên hay tin được trở lại làm việc, tôi dọn đồ đi ngay. Đồ đạc không bao nhiêu, chỉ cái balo là đủ", chị Linh nói.
Từng nghĩ đến chuyện kinh doanh ở quê và không trở lại TP.HCM, nhưng do không có vốn và sợ thất bại nên chị Linh lại quyết định quay trở lại TP.HCM làm việc ngay khi công ty thông báo đi làm trở lại.
“Giờ tôi chỉ biết bám víu vào công việc công nhân này thôi. Chỉ mong dịch ổn, công ty có đơn hàng nhiều để công nhân được đi làm đều, tốt hơn thì tăng ca để tăng thu nhập. Bằng không, đói ăn ngày 3 bữa, đến cả Tết cũng không có mà trông", chị Linh bay tỏ.
Ông Hoàng Minh Tuấn, giám đốc 1 công ty về bánh kẹo ở huyện Bình Chánh cho hay, công ty đã bắt tay vào sản xuất hàng Tết và hiện đang tăng tốc, sản xuất hàng liên tục. Hiện công ty có 55 lao động và đang kêu gọi công nhân quay trở lại để kịp tiến độ sản xuất.
Theo ông Tuấn, năm nay công ty tập trung sản xuất 2 dòng sản phẩm chính là bánh phồng khoai lang và bánh quy khoai lang. Do đó, công ty đang tích cực nhập nguyên liệu về để tăng ca sản xuất.
“Dịp Tết này, công ty đã ký được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho một công ty phân phối thị trường 13 tỉnh ở ĐBSCL với doanh thu 50 triệu đồng/tỉnh. Công ty cũng vừa đồng ý cung cấp hàng cho 1 số siêu thị. Dự đoán lượng hàng cung cấp từ 3.000 hộp bánh/lần đặt hàng”, ông Tuấn thông tin.
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM cho biết, các doanh nghiệp trước đây tạm đóng cửa nay đã quay lại sản xuất hoạt động với 80% công suất và tùy tình hình để tiến tới 100%.
Các doanh nghiệp đều xác định tâm thế cần sớm khôi phục sản xuất để phục vụ thị trường nội địa, nhất là chuẩn bị dự trữ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2022.
"Người lao động ngành chế biến lương thực, thực phẩm không thiếu hụt nhiều do chúng tôi vẫn 3 tại chỗ mấy tháng qua. Một số người lao động tạm nghỉ việc, họ đã về quê thì các doanh nghiệp chủ động kêu gọi trở lại", bà Chi nói.
Tuy nhiên, hiện có nhiều vấn đề khiến doanh nghiệp phải quan tâm, như đưa người lao động quay trở lại sản xuất, nhất là với những doanh nghiệp xuất khẩu rất cần ổn định lao động để tập trung trả nợ đơn hàng. Hay tình trạng giá nguyên liệu đầu vào, do ảnh hưởng dịch bệnh đang bị đẩy lên quá cao,.
Theo bà Chi, hiện các doanh nghiệp trong ngành lương thực, thực phẩm đang dần ổn định lại hoạt động sản xuất, kinh doanh.
"Một số doanh nghiệp còn tăng công suất, tăng ca để tăng lượng hàng hóa, ổn định giá cả, đảm bảo cung cấp hàng hóa đầy đủ, nhất là chuẩn bị dự trữ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp cuối năm và Tết", bà Chi phấn khởi nói.
Cũng theo bà Chi, mặc dù vượt dịch thành công nhưng các doanh nghiệp trong ngành đang gặp khó khăn về vốn trong quá trình khôi phục hoạt động sản xuất, nhất là đang bước vào mùa cao điểm kinh doanh cuối năm cũng như chuẩn bị cho đơn hàng Tết.
Do đó, các doanh nghiệp ngành lương thực, thực phẩm kiến nghị được hỗ trợ chính sách về vay vốn với mức lãi suất thấp. Các doanh nghiệp cho biết đang rất cần nguồn tài chính mới để bổ sung vào kế hoạch thu mua, dự trữ nguyên phụ liệu, thành phẩm chuẩn bị phục vụ thị trường cuối năm và Tết Nguyên đán, góp phần bình ổn thị trường, an sinh xã hội.
Ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội các khu chế xuất, khu công nghiệp TP.HCM cho biết, sau gần 1 tháng tái sản xuất, có khoảng 1.500 doanh nghiệp, trong đó 1/3 là các doanh nghiệp FDI đã hoạt động trở lại. Ước tính, 60% doanh nghiệp đã phục hồi sản xuất với quy mô lên tới 83%. Đây được xem là tín hiệu tích cực khi TP.HCM từng bước khôi phục nền kinh tế.
Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre và nguyên chủ tịch HĐQT tại 1 ngân hàng, bị Viện Kiểm sát đề nghị tổng hình phạt 28-29 năm tù về tội nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
Từ ngày 1/1/2025, tất cả các ứng dụng ngân hàng không được có chức năng ghi nhớ mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng, theo Thông tư 50 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.
Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.
17 đoàn tàu của tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã được đăng kiểm và cấp chứng nhận an toàn sau thời gian chạy thử nghiệm.