Theo Cục Hàng không Việt Nam, tính từ đầu năm đến nay, lượng hành khách và sản lượng hàng hóa tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2021.
Cụ thể, lượng hành khách thông qua các cảng hàng không đạt 40,7 triệu khách (tăng 56,8% so với cùng kỳ 2021). Trong đó, khách quốc tế đạt 1,8 triệu khách (tăng 904,6%). Khách nội địa đạt 38,9 triệu khách (tăng 52,6%).
Các hãng hàng không nội địa đã vận chuyển 20,1 triệu khách (tăng 56,1% so với cùng kỳ 2021). Trong đó, số lượng khách quốc tế đạt 667.000 khách (tăng 1.033%). Khách nội địa đạt 19,5 triệu khách (tăng 51,8%).
Theo dự kiến năm 2022, các cảng hàng không trên cả nước sẽ đón khoảng 87,8 triệu khách (tăng 190% so với năm 2021). Riêng khách quốc tế dự kiến đạt khoảng 5 triệu khách (tăng 8,44%) và khách nội địa đạt khoảng 82,8 triệu khách (tăng 178,4%).
Cùng đó, sản lượng hàng hóa thông qua các cảng hàng không trong 6 tháng đầu năm ước đạt 765.000 tấn (tăng 30,6% so với cùng kỳ 2021). Dự kiến trong năm 2022, sản lượng sẽ đạt khoảng 1,5 triệu tấn (tăng 5% so với năm 2021).
Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 5 đạt 172,9 nghìn lượt người, tăng 70,6% so tháng trước và gấp 12,8 lần so cùng kỳ năm trước.
Lượng khách quốc tế tăng cao trong tháng 5 là nhờ việc mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục trở lại và nhiều đoàn khách quốc tế đến Việt Nam tham dự SEA Games 31.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 365,3 nghìn lượt người, gấp 4,5 lần so cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn giảm 95% so cùng kỳ năm 2019, năm chưa xảy ra dịch Covid-19.
Theo thông tin trên Báo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế số. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng là hàng loạt thách thức trong công tác quản lý.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, chênh lệch giá trong nước và thế giới đã được kiểm soát trong biên độ phù hợp và đã có tờ trình sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Không còn “lách cửa” vào thị trường Mỹ như trước, các ông lớn thời trang như Shein và Temu chuẩn bị đối mặt với cú sốc lớn: hàng loạt sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc sắp bị đánh thuế nặng. Người tiêu dùng Mỹ cũng rơi vào thế khó – muốn tiết kiệm thì phải tìm hướng đi mới.
Giá vàng vượt ngưỡng 3.300 USD một ounce và đạt mức cao kỷ lục khi các nhà đầu tư tìm nơi trú ẩn khỏi sự bất ổn xung quanh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng giá vàng có thể lên tới 3.500 USD trong tương lai không xa.
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại căng thẳng với Trung Quốc, tuyên bố của Nhà Trắng rằng một số hàng hóa Trung Quốc phải chịu mức thuế 245% đã gây ra hoang mang ở Bắc Kinh.
Theo thông tin trên Báo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế số. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng là hàng loạt thách thức trong công tác quản lý.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, chênh lệch giá trong nước và thế giới đã được kiểm soát trong biên độ phù hợp và đã có tờ trình sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Không còn “lách cửa” vào thị trường Mỹ như trước, các ông lớn thời trang như Shein và Temu chuẩn bị đối mặt với cú sốc lớn: hàng loạt sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc sắp bị đánh thuế nặng. Người tiêu dùng Mỹ cũng rơi vào thế khó – muốn tiết kiệm thì phải tìm hướng đi mới.
Giá vàng vượt ngưỡng 3.300 USD một ounce và đạt mức cao kỷ lục khi các nhà đầu tư tìm nơi trú ẩn khỏi sự bất ổn xung quanh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng giá vàng có thể lên tới 3.500 USD trong tương lai không xa.
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại căng thẳng với Trung Quốc, tuyên bố của Nhà Trắng rằng một số hàng hóa Trung Quốc phải chịu mức thuế 245% đã gây ra hoang mang ở Bắc Kinh.