Nhiều cửa hàng thực phẩm đua nhau mọc lên tại TP.HCM từ sau đợt dịch Covid-19 lần thứ tư, để đón đầu làn sóng mua sắm cuối năm và Tết Nguyên đán 2022.
Bà Thanh Vân - chủ một cửa hàng chuyên bán rau củ quả, thịt cá sạch, nhất là các loại đặc sản vùng miền vừa khai trương một điểm bán trên đường Vũ Tùng, cạnh chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh, TP.HCM).
Bà Vân cho hay trong đợt giãn cách xã hội lần thứ tư, bà kinh doanh các mặt hàng này chủ yếu qua hình thức online, khách đặt là giao hàng tận nơi. Thấy nhu cầu thực phẩm tươi sống tăng cao, nhất là hàng có nguồn gốc rõ ràng nên bà quyết định thuê một mặt bằng nhỏ để kinh doanh.
"Hiện tôi vừa kinh doanh trực tiếp vừa bán online. Khách quen chỉ cần đặt hàng qua điện thoại, qua Zalo là tôi ship (giao hàng) đến tận nhà", bà Vân nói.
Xu hướng mở cửa hàng thực phẩm đang nổi lên tại TP.HCM. Xung quanh chợ Bà Chiểu, chợ Phan Văn Trị (quận Bình Thạnh), chợ Đa Kao, chợ Tân Định (quận 1)… hàng loạt cửa hàng thực phẩm từ có thương hiệu như G Kitchen, Hà Hiền, San Hà đến những cửa hàng startup (khởi nghiệp) như bà Vân rất nhiều.
Không chỉ thực phẩm thông thường, các cửa hàng thực phẩm cao cấp, hải sản nhập khẩu đắt tiền cũng đang tăng tốc mở rộng độ phủ. Trên đường Lý Tự Trọng (quận 1), chuỗi hải sản Hoàng Gia vừa khai trương một điểm bán mới ngay khu vực sầm uất bậc nhất tại TP.HCM.
Ông Trần Văn Trường - chủ hệ thống hải sản Hoàng Gia, nhận định khi tình hình dịch bệnh căng thẳng thì nhu cầu hải sản có phần giảm nhưng khi dịch lắng bớt thì người dân tăng mua trở lại, nhất là nhóm người có thu nhập cao không bị ảnh hưởng vì Covid-19.
Do đó, doanh nghiệp của ông chớp thời cơ chọn một số mặt bằng đẹp tại khu vực trung tâm TP.HCM với giá thuê hợp lý sau dịch để mở rộng quy mô, vừa tăng tính nhận diện thương hiệu.
Trên đường Hoàng Sa nằm gần cầu Trần Khánh Dư, chuỗi Bách Hóa Xanh cũng vừa khai trương một cửa hàng có diện tích lớn sau dịch. Do nằm cạnh khu dân cư, cửa hàng này nhộn nhịp khách từ khi mới mở cửa.
Chỉ tính đến cuối tháng 11/2021, hệ thống Bách Hóa Xanh đã mở rộng được thêm hơn 300 cửa hàng mới trong năm 2021, đưa số lượng cửa hàng toàn hệ thống lên con số 2.026 điểm bán. Đây có lẽ là doanh nghiệp bán lẻ mở rộng điểm bán nhiều nhất trong năm qua, bất chấp Covid-19.
Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV/2021 đạt 1.312,6 nghìn tỷ đồng, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 4.789,5 nghìn tỷ đồng, giảm 3,8% so với năm trước.
Tuy nhiên, nếu nhìn riêng thì mảng bán lẻ hàng hóa vẫn ghi nhận tăng trưởng trong năm 2021. Cụ thể, năm 2021, mảng bán lẻ hàng hóa thì năm nay đạt doanh thu 3.950,9 nghìn tỷ đồng (tương đương 173,28 tỷ USD), tăng 0,2% so với năm 2020.
Thực tế, từ quý IV, khi tình hình sản xuất kinh doanh dần ổn định trở lại, hoạt động bán lẻ đã trở nên nhộn nhịp hơn. Tại TP.HCM, không khí của hoạt động bán lẻ khá khởi sắc.
Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM Bùi Tá Hoàng Vũ cho biết nếu như tháng 10 tổng doanh số bán buôn, bán lẻ ở mức 43.000 tỷ đồng, tháng 11 là 55.000 tỷ đồng thì tháng 12 dự kiến hơn đạt hơn 66.000 tỷ đồng. Ông cho biết chương trình khuyến mãi tập trung của TP.HCM ghi nhận tín hiệu tích cực, có khoảng 1.700 doanh nghiệp tham gia, với hơn 7.000 chương trình khuyến mãi với mức khuyến mãi khoảng 30%.
"Chúng tôi đo lường và thấy rằng sức mua của thị trường gia tăng. Doanh nghiệp bán được hàng với lượng lớn và người tiêu dùng có thể mua những sản phẩm vừa với túi tiền của mình", ông Bùi Tá Hoàng Vũ nói.
Ngành bán lẻ tại Việt Nam tiếp tục hấp dẫn nhiều nhà đầu tư. Tập đoàn Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương sau khi hoàn tất thương vụ mua lại hoàn toàn Emart cũng đã lên kế hoạch năm 2022 đưa vào hoạt động thêm 2 siêu thị tại TP.HCM, mở rộng hệ thống lên 10 siêu thị vào năm 2025.
Lãnh đạo Thaco kỳ vọng Emart không chỉ có mặt tại các thành phố lớn, mà còn trải dài tại nhiều tỉnh thành khác ở Việt Nam.
Sau nhiều năm kinh doanh, Aeon của Nhật Bản đang có kế hoạch mở rộng tại thị trường Việt Nam. Ông Motoya Okada, Chủ tịch Tập đoàn Aeon đánh giá Việt Nam là thị trường quan trọng không kém thị trường chính tại Nhật, dự kiến tăng gấp đôi các trung tâm thương mại tại Việt Nam trong thời gian tới. Trước mắt, tại Hà Nội, Aeon cũng đã khai trương một số siêu thị Aeon TopValu quy mô vừa và nhỏ để tiếp cận khách hàng trong giai đoạn Covid-19.
Lãnh đạo Aeon xác định Việt Nam là thị trường trọng điểm cho phát triển kinh doanh bán lẻ và các kế hoạch mở rộng sẽ tiếp tục trong năm 2022.
Các trung tâm thương mại đang ồ ạt chương trình khuyến mãi lớn từ các thương hiệu nổi tiếng. Đây là cơ hội lớn trong năm để săn hàng loạt sản phẩm với deal hời.
Thời điểm này, dù còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday, nhưng theo ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị, không khí giảm giá sớm đã bắt đầu nhộn nhịp. Nhiều người tranh thủ đi mua sắm sớm.
Gừng, một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp, đang trở nên phổ biến vì nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có thể làm giảm buồn nôn, hỗ trợ giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol, thậm chí giúp giảm đau đầu.
Sony đã hé lộ những thông tin đầu tiên về mẫu máy ảnh Sony Alpha 1 Mark II với khả năng chụp liên tục lên đến 30 khung hình/giây (fps), quay video 8K.
Samsung vừa ra mắt mẫu smartphone mới nhất thuộc dòng Galaxy A có tên gọi Galaxy A16, với nhiều trang bị nổi bật như chống nước, pin lớn, màn hình tần số quét cao,…
Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024 có 638 sản phẩm OCOP từ 3-4 sao và 21 sản phẩm OCOP 5 sao đang được bày bán, đây là cơ hội để người dân TP.HCM có thể mua sắm.