Thứ bảy, 27/04/2024

Đồng bằng sông Cửu Long cần sàn giao dịch nông sản

24/12/2021 6:30 PM (GMT+7)

Với những khó khăn trong đứt gãy chuỗi cung ứng vừa qua, đã đến lúc cần có sàn giao dịch nông sản tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Sau đợt khủng hoảng vì Covid-19 vừa qua, doanh nghiệp và các chuyên gia cho rằng hơn lúc nào hết, cần có một sàn giao dịch nông sản, trung tâm logistics tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trước đó, ý tưởng cũng đã nhiều lần được nhắc đến.

Đã đến lúc cần có sàn giao dịch nông sản

Ông Nguyễn Anh Đức - Tổng giám đốc Saigon Co.op, doanh nghiệp sở hữu hệ thống bán lẻ lớn tại TP.HCM và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, cho biết doanh nghiệp mong muốn có mô hình sàn giao dịch nông sản chung của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tại một tỉnh nhất định.

Trung tâm này sẽ là nơi thu hút toàn bộ sản phẩm của tất cả tỉnh thành trong khu vực đổ về. 

"Chúng tôi mong muốn làm sàn giao dịch nông sản. Là doanh nghiệp hợp tác xã, chúng tôi sẽ có cơ sở kết nối hợp tác xã khác và mong nhận được sự chủ động của cơ quan quản lý, nông dân để có nguồn hàng, số hóa phát triển theo mô hình sàn giao dịch như các nước", ông Đức nói.

Đã đến lúc cần có sàn giao dịch nông sản cho Đồng bằng Sông Cửu Long - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Anh Đức mong mô hình sàn giao dịch nông sản chung của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Quốc Hải.

Tổng giám đốc Saigon Co.op cho hay thời gian qua chuỗi cung ứng đã bị đứt gãy nghiêm trọng. Dù bán lẻ là ngành hoạt động xuyên suốt trong mùa dịch nhưng sự đứt gãy chuỗi cung ứng thể hiện rất rõ.

Thứ nhất là đứt gãy theo cấp độ địa phương. Hàng hóa từ nơi này tới nơi khác đều không được thông suốt. Không chỉ hàng hóa từ Đồng Tháp đưa lên TP.HCM bị ách tắc mà ngay cả hàng từ Đồng Tháp đi các tỉnh lân cận cũng rất khó.

Thứ hai, là đứt gãy cục bộ theo chiều dọc liên quan chuỗi cung ứng. Đơn cử, có thời điểm nhà bán lẻ cần lượng lớn gạo, nhà cung cấp ở An Giang báo sản lượng dồi dào nhưng lại không có bao bì đóng gói. Từ đó, dẫn đến đứt gãy trong ngành công nghiệp hỗ trợ cung ứng.

Đề xuất xây dựng sàn giao dịch nông sản chung cho khu vực, ông Nguyễn Anh Đức mong muốn các địa phương trong bối cảnh hiện nay cần tăng cường kết nối, thỏa thuận hợp tác. Cần có các thỏa thuận cam kết hướng đến sứ mệnh chung cho cả khu vực.

Đồng thời, ông cho rằng chuỗi cung ứng cũng cần kết nối theo chiều dọc giữa các Hiệp hội, Bộ ngành để phối hợp ăn ý, nhất là hai Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để đồng lòng, có tiếng nói chung trong hỗ trợ, giải quyết đầu ra cho nông sản.

Phải cải tạo cơ sở hạ tầng

Ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, thông tin theo kế hoạch, sắp tới sẽ có cụm liên kết logistics đặt tại Cần Thơ để giải quyết vấn đề của ngành nông nghiệp trong khu vực, kết nối chuỗi cung ứng.

Đã đến lúc cần có sàn giao dịch nông sản cho Đồng bằng Sông Cửu Long - Ảnh 3.

Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, thông tin theo kế hoạch, sắp tới sẽ có cụm liên kết logistics tại Cần Thơ. Ảnh: Huỳnh Xây.

Theo ông, do đặc thù của nền nông nghiệp nhiệt đới, một số sản phẩm của ngành nông nghiệp sẽ có sự tương đồng giữa các địa phương. Do đó, việc đầu tư vào cụm liên kết logistics sẽ giải quyết được nhiều vấn đề, nhất là chỗ đầu ra cho nông sản cũng như đa dạng hình thức của sản phẩm đầu ra.

Chẳng hạn, những sản phẩm tươi sẽ dùng ngay. Vào những thời điểm vào mùa thu hoạch, có thể trữ lại để chế biến, gia tăng giá trị nông sản. Việc tận dụng này giúp nền nông nghiệp đi đến tận cùng chuỗi giá trị. Đây cũng là kinh nghiệm quốc tế hiện nay.

Ông Phạm Thiện Nghĩa - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, nhìn nhận vài năm gần đây, bài toán "được mùa mất giá" của nông sản trong tỉnh gần như có phần cải thiện hơn do tỉnh đã từng bước phát triển nông nghiệp theo chuỗi, kết nối siêu thị, mở ra trung tâm nông sản Hà Nội, TP.HCM, Phú Quốc…

"Đồng bằng Sông Cửu Long rất cần kho lạnh trữ hàng, hình thành trung tâm tích hợp logistics. Saigon Co.op đã có thương hiệu tốt thì trước mắt có thể phối hợp địa phương, gom 1-2 tỉnh để hình thành kho hàng", ông nói.

Đã đến lúc cần có sàn giao dịch nông sản cho Đồng bằng Sông Cửu Long - Ảnh 4.

Doanh nghiệp cho rằng đã đến lúc cần có sàn giao dịch nông sản. Ảnh: Hồng Cẩm.

Ông Steven Starmans - chuyên gia nông nghiệp Hà Lan thẳng thắn cho rằng logistics tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hiện rất tệ. Do đó, muốn có sàn giao dịch hàng hóa, cụm liên kết logistics, ưu tiên hàng đầu hiện nay là cải tạo cơ sở hạ tầng. 

Ông cho rằng ý tưởng sàn giao dịch cho Đồng bằng sông Cửu Long rất tốt nhưng nếu không có hạ tầng thì rất khó khăn. 

Ông còn đặt vấn đề, rằng ai sẽ đầu tư cho hạ tầng cơ sở. Để có nhà đầu tư, cần có mô hình phù hợp và sinh lợi mới có thể thu hút. Ông cũng nhấn mạnh vai trò rất quan trọng của nông dân với ngành nông nghiệp, muốn thu hút họ tham gia phải cho họ thấy thành quả của những thay đổi này.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thiso Mall Trường Chinh - Phan Huy Ích đưa vào hoạt động tầng L2 và L3

Thiso Mall Trường Chinh - Phan Huy Ích đưa vào hoạt động tầng L2 và L3

Ngày 26.4, TTTM Thiso Mall Trường Chinh – Phan Huy Ích chính thức mở rộng thêm không gian mua sắm cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn từ các thương hiệu trong dịp lễ 30.4 và 1.5.

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% trong năm 2024 và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%. Ngân hàng này cũng ghi tên mình vào nhóm các nhà băng có tỷ lệ chia cổ tức cao.

Cái bắt tay 300 triệu đô đưa nước giải khát Việt ra thế giới

Cái bắt tay 300 triệu đô đưa nước giải khát Việt ra thế giới

Tân Hiệp Phát đã và đang hợp tác toàn diện với các tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ, nguyên liệu để phát triển thương hiệu Việt và đưa các sản phẩm “made in Việt Nam” ra khắp thế giới.

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê và các loại nông sản khác tăng đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng cao. CEO Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông tiết lộ quý I/2024, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Phân bón Bình Điền lên đến 91 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 40 tỷ đồng.

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2023 của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (gọi tắt là Đèo Cả) cho thấy tập đoàn này còn nợ người lao động hơn 12,83 tỷ đồng, nợ thuế Nhà nước hơn 81 tỷ đồng.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024 vừa qua, Vinamilk đã đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế.