Thứ bảy, 27/07/2024

Cung, cầu sản phẩm khoa học công nghệ vẫn chưa gặp nhau

05/11/2022 7:00 AM (GMT+7)

Viện, trường là nơi nghiên cứu và cung cấp rất nhiều các sản phẩm khoa học công nghệ. Tuy nhiên, giữa bên cung và bên cầu là các doanh nghiệp và người nông dân có nhu cầu sử dụng vẫn chưa thể gặp nhau.

Cung, cầu sản phẩm khoa học công nghệ vẫn chưa gặp nhau
 - Ảnh 1.

Nông dân ứng dụng công nghệ sạ cụm vào đồng ruộng. Ảnh: Trung Chánh

Đó là ý kiến được đưa ra tại hội thảo khoa học “Thúc đẩy thương mại hoá kết quả nghiên cứu, các sản phẩm, công nghệ và thiết bị từ các viện, trường, doanh nghiệp, các tổ chức khoa học và công nghệ” do Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến đầu tư – thương mại và hội chợ triển lãm Cần Thơ (CPA) tổ chức.

Phát biểu hội thảo, bà Trần Hoài Phương, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ, đánh giá sản phẩm khoa học công nghệ của các viện, trường hiện được nghiên cứu khá nhiều nhưng số lượng thương mại hoá thành công vẫn còn ít. “Gần đây, tôi công tác ở nhiều trường đại học lớn trong cả nước, thì việc thương mại hoá các kết quả nghiên cứu cũng là vấn đề thầy cô trong các trường gặp rất nhiều khó khăn”, bà nói.

Đồng quan điểm, theo ông Nguyễn Phú Son của Trường Kinh tế thuộc Đại học Cần Thơ, nông dân và doanh nghiệp nhỏ và vừa chính là khách hàng mục tiêu sử dụng sản phẩm khoa học công nghệ của các viện trường, nhưng thực tế vẫn không đến được các đối tượng này.

“Vì sao hiện nay mình không chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ được?”, ông Son nêu câu hỏi và cho rằng do các viện trường chưa thực hiện khảo sát, đánh giá thực trạng về nhu cầu của khách hàng (doanh nghiệp nhỏ và vừa và nông dân) để xây dựng chiến lược thương mại hoá kết quả nghiên cứu.

Trong khi đó, điều kiện và nhu cầu của thị trường là thay đổi thường xuyên, cho nên, cung không đáp ứng được yêu cầu của bên sử dụng hay nói cách khác kết quả nghiên cứu khoa học của viện trường chưa thể thương mại hoá được.

Từ việc thiếu khảo sát, theo ông Son, sẽ dẫn đến ba hệ luỵ. Thứ nhất, không có được cơ sở để phân bổ được nguồn lực nghiên cứu khoa học công nghệ một cách hiệu quả; thứ hai, không phù hợp với điều kiện sản xuất và quản lý của doanh nghiệp; thứ ba, chi phí khoa học công nghệ vượt quá khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Một nguyên nhân khác, đó là các viện, trường chưa liên kết chặt với các trung tâm ứng dụng và tiến bộ khoa học công nghệ; các trung tâm dịch vụ ứng dụng nông nghiệp. “Thầy, cô của các viện, trường không có thời gian tiếp cận doanh nghiệp và nông dân bằng những người địa phương ở các trung tâm, trong khi đó, liên kết cũng không chặt chẽ nên càng khiến sản phẩm nghiên cứu ra khó tiếp cận được với bên có nhu cầu”, ông cho biết.

Các viện, trường có đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ, tuy nhiên, việc đầu tư dàn trải, khiến kết quả nghiên cứu không đáp ứng được nhu cầu thị trường. “Bây giờ như Đại học Cần Thơ phân bổ (kinh phí) đề tài cấp cơ sở là 30 triệu đồng/đề tài, nhưng tôi nghĩ làm như vậy thì cuối cùng sản phẩm làm ra không được cái gì hết”, ông Son nhận định. Ông cho rằng cần phải tập trung cùng nghiên cứu đề tài lớn nhằm tạo được sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường để ứng dụng vào cuộc sống.

Theo Kinh tế Sài Gòn

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Hiện tượng lạ trên thị trường ô tô Việt: Xe nhập khẩu lên ngôi, xe lắp ráp lép vế trong nửa đầu năm 2024

Hiện tượng lạ trên thị trường ô tô Việt: Xe nhập khẩu lên ngôi, xe lắp ráp lép vế trong nửa đầu năm 2024

Có một vài nguyên nhân "đặc thù" dẫn đến việc doanh số xe nhập khẩu vượt xe lắp ráp trong 3 tháng liên tiếp gần nhất.

Bầu cử Mỹ tác động thế nào tới nền kinh tế?

Bầu cử Mỹ tác động thế nào tới nền kinh tế?

Chuyên gia tại UOB nhận định nền kinh tế thế giới sẽ phải đối diện với lạm phát và những thay đổi trong chính sách kinh tế sau cuộc bầu cử của Mỹ vào tháng 11 tới.

Ba mùa vàng với tiếp thị bóng đá ở Mỹ

Ba mùa vàng với tiếp thị bóng đá ở Mỹ

Copa America 2024 xem như là khởi đầu cho cơn sóng thần bóng đá đổ bộ vào Mỹ trong giai đoạn từ 2024 đến 2026, sau “hiệu ứng Messi” ở nước Mỹ xảy ra vào năm ngoái.

Hình ông Trump giơ nắm đấm sau khi bị bắn trở thành món hời vận động tranh cử

Hình ông Trump giơ nắm đấm sau khi bị bắn trở thành món hời vận động tranh cử

Các nhà kinh doanh lập tức tìm cách kiếm lợi từ vụ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị ám sát hụt hôm 13-7 (giờ địa phương).

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Ngày nay người ta không chỉ mua sản phẩm mà còn mua cách tạo ra sản phẩm

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Ngày nay người ta không chỉ mua sản phẩm mà còn mua cách tạo ra sản phẩm

Đến tham quan, động viên các chủ thể tham gia Lễ hội sen Hà Nội 2024 và sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cho rằng, mỗi sản phẩm OCOP hướng tới “kích hoạt” sự năng động, “hồi sinh sức sống” của cộng đồng nông thôn.

Điện mặt trời: Vấn đề ở thái độ

Điện mặt trời: Vấn đề ở thái độ

Tờ Economist số ra ngày 22/6/2024 là số báo đặc biệt về năng lượng mặt trời, được tờ báo đặt tựa: “Bình minh của thời đại [điện] mặt trời”. Economist cho rằng mức tăng trưởng cấp số nhân của điện mặt trời sẽ thay đổi thế giới khi một tương lai dồi dào năng lượng sạch là nằm trong tầm tay.