UBND quận Sơn Trà, TP.Đà Nẵng vừa tiếp tục xử phạt các cá nhân vi phạm từ 5 đến 12,5 triệu đồng về hành vi chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp mà không được cơ quan quản lý nhà nước cho phép và hành vi chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực bán đảo Sơn Trà.
Cụ thể, UBND quận Sơn Trà đã ra quyết định xử phạt vi phạm đối với bà Nguyễn Thị H. (SN 1953, trú tổ 13, phường Thọ Quang, Q.Sơn Trà) do đã thực hiện hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp (đất thương mại dịch vụ) và xây dựng công trình trên diện tích đất rừng sản xuất là rừng trồng với diện tích 644,78m2 tại tiểu khu 64 (tiểu khu 54 cũ) bán đảo Sơn Trà, phường Thọ Quang không được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Tổng mức tiền phạt 12,5 triệu đồng.
Hộ ông Đinh T. (SN 1964, trú Lê Tấn Trung, phường Thọ Quang, Q.Sơn Trà), đã chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực đô thị (tiểu khu 62, đường lên đỉnh Bàn Cờ, bán đảo Sơn Trà) với diện tích 129m2 để xây dựng các công trình trên đất sử dụng vào mục đích kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tổng mức phạt ông T. là 5 triệu đồng.
Ông Nguyễn Xuân C. (SN 1960, trú Lê Văn Hiến, P.Khuê Mỹ, Q.Ngũ Hành Sơn) đã tự ý chuyển mục đích sử dụng đất sang đất thương mại dịch vụ và xây dựng các công trình trên diện tích đất rừng sản xuất là rừng trồng với diện tích 497,15m2 tại tiểu khu 64, bán đảo Sơn Trà, P.Thọ Quang. Tổng mức phạt ông C. là 7,5 triệu đồng, buộc tháo dỡ công trình, khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Ông Trần Viết T. (SN 1971, trú P.Thọ Quang, Q.Sơn Trà) đã chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực đô thị tiểu khu 64, bán đảo Sơn Trà với diện tích 393m2 và xây dựng công trình trên đất để sử dụng vào mục đích kinh doanh. Ông T bị phạt 5 triệu đồng...
Ngoài việc phạt tiền, UBND quận Sơn Trà yêu cầu các cá nhân buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã chiếm.
Về vụ việc này, từ năm 2016, Thanh tra Đà Nẵng đã chỉ rõ tổng cộng 68 công trình xây dựng trái phép ở bán đảo Sơn Trà (từ năm 1997 đến 2010) buộc phải tháo dỡ, hoàn trả hiện trạng ban đầu.
Theo chỉ đạo của UBND TP.Đà Nẵng, quận Sơn Trà phải hoàn thành xử lý các công trình trái phép ở bán đảo Sơn Trà trong năm 2022. Tuy nhiên đến nay chỉ mới có 10/68 trường hợp được xử lý.
UBND quận Sơn Trà đề ra lộ trình đến năm 2025 sẽ xử lý dứt điểm toàn bộ 58 công trình xây dựng trái phép còn lại ở bán đảo Sơn Trà.
Ninh Thuận dự kiến dành 16 tỉ đồng tổ chức Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận năm 2023 nhằm tôn vinh giá trị kinh tế cây nho mang lại cho địa phương.
Thanh niên ngành đăng kiểm nhìn nhận, để xảy ra tình trạng đăng kiểm viên vi phạm là do một bộ phận đoàn viên tha hoá, biến chất, không có sức chiến đấu, thấy sai không dám nói, thấy đúng không dám làm…
Đặc điểm chung của những cuộc gọi video lừa đảo theo cách này thường có âm thanh, hình ảnh không rõ nét, tín hiệu chập chờn giống như cuộc gọi trong vùng sóng yếu hoặc wifi yếu để nạn nhân khó phân biệt thật, giả.
Làn sóng doanh nghiệp xuất khẩu quay về sân nhà ngày càng mạnh, trong khi doanh nghiệp nước ngoài cũng tìm cách đẩy mạnh, đưa hàng vào Việt Nam.
Sau một tuần triển khai, vẫn còn hơn 70% trong số hơn 4 triệu thuê bao di động chưa thực hiện chuẩn hóa và có thể bị khóa vào ngày 31/3.
Dù thị trường trái phiếu Việt Nam có nhiều biến động trong thời gian qua nhưng trái phiếu của các ngành như bán lẻ, tiêu dùng, năng lượng, logistics,… vẫn là những điểm sáng trong việc minh bạch thông tin và thanh toán đúng hạn.