Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), thanh toán qua Mobile Banking và Internet Banking tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2015 – 2020.
Theo đó, tổng lượng giao dịch tăng trưởng bình quân 88,9%/năm với Mobile và 42,6% đối với thanh toán qua Internet Banking, với giá trị giao dịch tăng trưởng bình quân lần lươt 150%/năm và 42,4%/năm. 9 tháng đầu năm nay, thanh toán Mobile tăng 76,19% về số lượng và 88,3% về giá trị, trong khi thanh toán qua Internet tăng 51,16% về số lượng và 29,09% về giá trị.
Giai đoạn 2015 – 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân tài khoản thẻ cá nhân đạt 10,9%. Từ tháng 3/2021 – T9/2021, có tới gần 1,8 triệu tài khoản cá nhân mở bằng eKYC đang hoạt động, với hơn 4,6 triệu giao dịch.
Còn theo Nghiên cứu về thái độ thanh toán của người tiêu dùng của Visa năm 2021, 85% người tiêu dùng trên khắp Đông Nam Á chấp nhận một số phương thức thanh toán kỹ thuật số bao gồm thẻ, thẻ không tiếp xúc, thanh toán di động, ví điện tử và thanh toán bằng mã QR. Gần 2/3 người tiêu dùng ở Đông Nam Á (64%) cũng đã cố gắng không dùng tiền mặt, đặc biệt là người tiêu dùng ở Việt Nam (84%), Thái Lan (82%) và Philippines (79%).
Những số liệu này cho thấy, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đang trở nên gần gũi hơn với người dân, đặc biệt là tại vùng nông thôn – chiếm tới 60% dân số cả nước.
Gặp chị Đỗ Phương Hiền – nông dân Thọ Xuân, Thanh Hóa sau những ngày giãn cách xã hội, phóng viên báo NTNN được tận mắt chứng kiến chị Hiền thực hiện quẹt thẻ, chuyển khoản thanh toán hóa đơn mua hàng.
"Mua mớ rau, lạng thịt ngoài chợ phải dùng đến tiền mặt, còn lại thanh toán tiền phân bón, hàng hóa thiết yếu tại siêu thị hay thanh toán tiền học cho con,… bây giờ tôi đều ưu tiên quẹt thẻ hoặc chuyển khoản bằng Agribank E-Mobile Banking. Tôi không nghĩ rằng, có ngày nông dân như chúng tôi chỉ cần cầm thẻ ngân hàng, hoặc điện thoại thông minh là có thể ra mua hàng dễ dàng vậy", chị Hiền chia sẻ.
Ông chủ của một đại lý vật tư nông nghiệp tại Bình Thuận, anh Võ Thanh Toán bày tỏ vui mừng khi nhiều mùa vụ gần đây không còn phải căng thẳng kiểm đến tiền. "Trước đây bà con nông dân 100% là thanh toán bằng tiền mặt, kiểm đếm, rồi vấn đề tiền giả hay tiền rách vất vả lắm. Nay, nếu có thẻ ngân hàng thì bà con có thể quẹt qua POS, hoặc chuyển khoản bằng điện thoại. Thậm chí bây giờ chỉ cần in mà QR code dán lên tường, bà con chỉ dùng điện thoại thông minh quét mấy giây là xong, không cần nhập số tài khoản. Bản thân tôi cũng tiện cho việc kiểm soát doanh số bán hàng", anh Toán nói.
Bà Trịnh Thị Tường (Nam Định) chia sẻ, từ ngày có nhiều hình thức thanh toán tiền điện, gia đình bà "nhàn" đi rất nhiều, thay vì phải chạy đến các điểm thu tiền xếp hàng và chờ đến lượt đóng tiền, có thể ngồi nhà bấm điện thoại. "Hàng tháng, sau khi nhận được tin nhắn của Điện lực thông báo chỉ số công tơ điện đã sử dụng và số tiền phải thanh toán, thì bất cứ lúc nào rảnh tôi có thể dùng điện thoại để thanh toán tiền điện thông qua các App tiện ích. Như vậy, vừa có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian, tránh rủi ro rơi mất tiền trên đường đi thanh toán", bà Tường cho hay.
Theo đánh giá của TS. Cấn Văn Lực – Thành viên tư vấn Chính sách tiền tệ Quốc gia, hiện vẫn còn một bộ phận người dân chưa có thói quen sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cũng như các hình thức TTDKTM khác, nhất là những người lớn tuổi và ở khu vực vùng sâu vùng xa, kể cả những người đã có tài khoản ngân hàng. Một số người dân có tâm lý e ngại tiếp cận công nghệ mới trong thanh toán điện tử, ngân hàng, sợ rủi ro, không an toàn trong sử dụng dịch vụ TTKDTM. Hơn nữa, trình độ dân trí khu vực nông thôn thấp hơn thành thị khiến cho việc triển khai nội dung và hình thức đào tạo khu vực nông thôn khó khăn hơn.
Theo kết quả sơ bộ cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Tổng cục Thống kê, toàn quốc có khoảng 8,3% dân số trong độ tuổi đi học phổ thông hiện không đi học. Trong đó, ở cấp trung học cơ sở, tỷ lệ đi học của khu vực thành thị cao hơn tỷ lệ đi học của khu vực nông thôn là 3,4%; mức chênh lệch này ở cấp trung học phổ thông là 13%.
"Cần đẩy mạnh hơn nữa giáo dục tài chính cho người dân, giúp người dân hiểu rõ lợi ích của phương tiện TTKDTM. Cần đẩy mạnh tuyên truyền một cách cụ thể hoạt động TTKDTM cho người dân hiểu biết đầy đủ hơn, nắm được ưu nhược điểm của từng hình thức, rồi từ đó tự quyết định chọn lựa hình thức phù hợp với mình", ông Lực kiến nghị.
Cũng theo ông Lực, phải xuất phát từ nhu cầu tự thân thì người nông dân mới dần từ bỏ đi thói quen và tập quán chi tiêu bằng tiền mặt. Để làm được điều này cần có chiến lược quốc gia phổ cập, nâng cao nhận thức của người dân về tài chính, tăng cường lòng tin khi sử dụng dịch vụ, đào tạo về cách thức sử dụng dịch vụ, bảo mật, tạo thói quen TTKDTM ... qua đó thúc đẩy nhu cầu của người sử dụng.
Chia sẻ với Dân Việt, bà Lê Thị Thúy Sen – Vụ trưởng Vụ Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết: Thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và các Đề án của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển TTKDTM, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, để thực hiện mục tiêu không ai bị bỏ lại phía sau trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng, hoạt động truyền thông giáo dục tài chính luôn được NHNN xác định có vai trò quan trọng. Để thực hiện mục tiêu đó, truyền thông NHNN luôn hướng tới người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa để thay đổi nhận thức, hành vi, thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng, giảm thiểu rủi ro, bảo vệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính đặc biệt trong bối cảnh thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, xã hội số.
Với phương châm lấy người dân là trung tâm, NHNN tập trung cung cấp thông tin về những vấn đề thiết thực mà người dân quan tâm liên quan đến dịch vụ ngân hàng. Các nội dung truyền thông sẽ bao gồm giới thiệu quy trình, thủ tục, các lưu ý trong việc vay vốn ngân hàng; các quy định, sản phẩm, lưu ý khi gửi tiết kiệm; các sản phẩm, dịch vụ thanh toán như mobile banking, internet banking, mobile money, ví điện tử, các kỹ năng để hạn chế các rủi ro, đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật… Các hình thức truyền thông đa dạng, phong phú như các phương tiện truyền thông đa phương tiện, từ báo viết, báo điện tử, cho đến phát thanh, truyền hình, mạng xã hội… Cách thức truyền thông đơn giản hóa tối đa tất cả các thuật ngữ chuyên môn ngân hàng và truyền tải thông điệp một cách đơn giản nhất, dễ hiểu và dễ nhớ nhất, từ đó giúp người dân có thể thực hành theo một cách dễ dàng.
Trong thời gian qua, NHNN đã rất chú trọng và thúc đẩy truyền thông giáo dục tài chính trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, điển hình như các chương trình gameshow hoặc hoạt hình để truyền tải thông điệp, như "Tiền khéo tiền khôn" trên VTV3 hay chương trình "Tay hòm chìa khóa" trên VTV1…
Thời gian tới, NHNN tiếp tục đẩy mạnh truyền thông giáo dục tài chính, đặc biệt hướng đến người dân khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và giới trẻ. Chúng tôi sẽ đưa ra các giải pháp, chương trình cụ thể ứng dụng công nghệ truyền thông hiện đại để lan toả, gia tăng giá trị và hiệu quả truyền thông gắn với việc đánh giá kết quả các chương trình truyền thông. Mục tiêu truyền thông được xác định bằng các chỉ tiêu rõ ràng với hình thức phong phú, sáng tạo, nội dung thân thiện, thiết thực, ý nghĩa, giá trị với xã hội để góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và xây dựng cộng đồng tài chính tốt đẹp.
Giám đốc phân tích tại BSC lưu ý: Các chính sách của ông Donald Trump nhiều khả năng sẽ gây áp lực lên tỷ giá cho các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có VNĐ. Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các kịch bản thận trọng hơn.
Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra quá kịch tính. Màu xanh [của đảng Dân Chủ] và màu đỏ (của đảng Cộng Hòa) thi nhau nhảy lên nhảy xuống ở 7 bang chiến địa Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona, Bắc Carolina.
Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ
Ca sĩ hạng S ở Việt Nam, tức là hạng Super, tức là Siêu Sao, tức là hạng cao hơn cả hạng A, có cát-xê 2 tỉ đồng một show, liệu có quá cao hay không?
Giá vàng trong nước và trên thế giới đều liên tục tăng cao trong những ngày qua. Vậy, trong thời gian tới, kịch bản về giá của kim loại quý này là gì?
Cuộc thi gameshow kiến thức học sinh Olympia năm 2024, nam sinh người Huế bấm được nút giành quyền trả lời câu hỏi; chưa trả lời thì bạn đã la hét hò reo, lăn ra sàn ăn mừng chiến thắng. Dư luận có người khen nhưng cũng có người nghĩ khác.