Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh một số địa phương trong vùng ĐBSCL đã chủ động tuyên truyền đến người dân về các biện pháp phát hiện, phòng chống dịch bệnh gia cầm như không tiêu thụ, buôn bán, sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm chết không rõ nguyên nhân.
An Giang là địa phương có đường biên giới với chiều dài gần 100 km, giáp hai tỉnh Kandal và Takeo của nước bạn Campuchia. Ngay sau khi có thông tin liên quan đến 2 ca nhiễm cúm gia cầm A/H5N1 tại Campuchia, UBND tỉnh An Giang đã chỉ đạo các địa phương và các sở, ngành liên quan trên địa bàn tỉnh kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn tình trạng gia cầm thẩm lậu qua biên giới từ Campuchia về Việt Nam, ngăn chặn virus cúm A/H5N1 có thể xâm nhập vào địa phương.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang thông tin.
Cụ thể, UBND tỉnh An Giang đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương, nhất là các địa phương khu vực biên giới kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, vận chuyển gia cầm từ Campuchia về Việt Nam. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ tình hình vận chuyển, buôn bán gia cầm sống và các sản phẩm chế biến từ gia cầm. Ngoài ra phải giám sát chặt chẽ diễn biến dịch bệnh trên đàn gia cầm, kịp thời phát hiện và xử lý sớm các ổ dịch nếu có.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, bên cạnh việc kiểm soát dịch tại các cửa khẩu ngành chức năng của An Giang cũng khuyến cáo người dân phun khử khuẩn và không mua gia cầm không rõ nguồn gốc.
“Hiện nay đã siết chặt các trạm kiểm dịch tại các cửa khẩu; đặc biệt, không cho nhập hàng gia cầm từ Campuchia qua. Thứ 2 là khuyến cáo các cơ sở chăn nuôi gia cầm tiến hành phun ngừa khử khuẩn. Đồng thời không mua những động vật, gia cầm trôi nổi. Đặc biệt, siết chặt các tiểu thương không cho mua các sản phẩm gia cầm trôi nổi từ Campuchia qua” - ông Nguyễn Thanh Bình nói.
Kiểm soát, ngăn chặn tình trạng gia cầm nhập lậu (ảnh minh hoạ).
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp Võ Thành Ngoan cũng thông tin, trước mắt địa phương thắt chặt cửa khẩu, đồng thời cho phun độc, khử trùng khu vực biên giới để ngăn ngừa cúm gia cầm.
“Trước mắt là mình thắt chặt cửa khẩu của mình, đây là công cụ rất là tốt. Thứ hai, ngăn ngừa phun độc, tiêu độc, khử trùng vùng biên giới. Ngay đầu tiên tăng cường kiểm dịch các chốt trạm kiểm dịch và các lực lượng tuần tra. Về phía nội địa của mình các giải pháp là cho lực lượng thú y của địa phương tiến hành phun xịt, khử trùng, tiêu độc, tuyên truyền cảnh báo trong nhân dân có phát hiện thì phải báo ngay cho thú y ở cơ sở để người ta đến người ta chặn dịch ngay từ ban đầu” - ông Võ Thành Ngoan nói.
Trước tình hình dịch có cúm gia cầm có nguy cơ xâm nhập vào địa bàn, các địa phương có khu vực biên giới đã chủ động công tác thắt chặt tại các cửa khẩu, tiến hành phun thuốc và ngăn chặn tình trạng gia cầm thẩm lậu qua biên giới. Đồng thời, thiết lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin cũng như khuyến cáo người dân khi thấy gia cầm có dấu hiệu mắc bệnh, nghi mắc bệnh báo cho ngành chức năng để xử lý, tiêu huỷ theo quy định.
Theo các chuyên gia, thị trường logistics hiện nay vẫn chưa được khai phá hết tiềm năng. Nguồn cung chưa thực sự đáp ứng đủ nhu cầu, các chủ đầu tư cần linh hoạt đưa ra những mô hình mới và tối ưu diện tích kho bãi sẵn có.
“Không nên coi Michelin là đỉnh cao của ẩm thực mà nên coi nó là một mặt bằng có chuẩn mực, là mức độ an toàn về dinh dưỡng, về thưởng thức văn hoá bản địa”, nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ với Dân Việt.
Tuần lễ chuyển đổi số của TP. Hồ Chí Minh diễn ra với chủ đề "Khai phá dữ liệu số, thành công chuyển đổi số", nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 10/10, thúc đẩy dịch vụ công và thanh toán không dùng tiền mặt tại TP. Hồ Chí Minh.
GDP 9 tháng năm 2023 tăng 4,24% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, để hướng tới mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% cả năm 2023 thì áp lực tăng trưởng trong quý IV/2023 sẽ rất lớn.
Động thái hút ròng liên tiếp nhiều người lo ngại Ngân hàng Nhà nước sẽ quay lại thời kỳ lãi suất cao. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, động thái này không đồng nghĩa với sự đảo chiều trong chính sách tiền tệ mà chỉ là một bước đi để đối phó với việc tỷ giá tăng cao.
Trước những tranh cãi trái chiều về giá vé chung kết Miss Grand International 2023 (Hoa hậu Hòa bình Quốc tế) lên đến 10 triệu đồng, BTC cuộc thi chính thức lên tiếng.