Thứ ba, 26/11/2024

Đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu thêm 3 năm

09/03/2022 6:30 PM (GMT+7)

Việc kéo dài thời gian áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 được cho là rất cần thiết, nhằm đảm bảo việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD), tiến độ cơ cấu lại các TCTD yếu kém, trong khi chờ Luật về xử lý nợ xấu.

Đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu thêm 3 năm - Ảnh 1.

Đề xuất gia hạn thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu thêm 3 năm (Ảnh minh hoạ - Nguồn: Internet)


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết về việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 (Nghị quyết 42) về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD.

Theo đó, dự thảo để xuất kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 đến ngày 15/8/2025 (kéo dài thêm 3 năm so với thời hạn hiện tại). Đồng thời, dự thảo đề xuất Chính phủ có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật về xử lý nợ xấu của TCTD trong thời gian kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42.

Theo ban soạn thảo, trong thời gian triển khai, Nghị quyết 42 thực sự đã phát huy những hiệu quả rõ rệt trong công tác xử lý nợ xấu của TCTD, VAMC (công ty TNHH 1 thành viên chuyên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt), từ đó đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế. Tuy nhiên, nghị quyết này là nghị quyết thí điểm nên chỉ có hiệu lực 5 năm, đến ngày 15/8/2022.

Khi hết hiệu lực thi hành, toàn bộ cơ chế về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 đang được thực hiện sẽ chấm dứt, việc xử lý nợ xấu của TCTD, VAMC sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan, không được ưu tiên áp dụng một số chính sách được quy định tại Nghị quyết 42.

Được biết, NHNN đang nghiên cứu xây dựng Luật xử lý nợ xấu của các TCTD. Song, trong thời gian xây dựng Luật xử lý nợ xấu, việc không tiếp tục thực hiện Nghị quyết 42 sẽ dẫn đến không còn hành lang pháp lý cho cơ chế xử lý nợ xấu của các TCTD, VAMC, và sẽ kéo dài tiến trình cơ cấu lại các TCTD yếu kém.

Việc xây dựng Luật xử lý nợ xấu cũng được kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tập trung ở việc áp dụng pháp luật còn thiếu đồng bộ do có sự khác nhau giữa nội dung Nghị quyết số 42 với pháp luật chuyên ngành.


Theo số liệu từ NHNN, tính đến ngày 31/12/2021, tỉ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD là 1,49%, giảm so với thời điểm trước khi triển khai Nghị quyết 42. Từ cuối năm 2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 750,1 nghìn tỉ đồng nợ xấu nội bảng.

Trong đó, nợ xấu do TCTD tự xử lý là 619,9 nghìn tỉ đồng; nợ xấu bán cho VAMC là 112,2 nghìn tỉ đồng; nợ xấu bán cho tổ chức, cá nhân khác là 18 nghìn tỉ đồng.

Tính đến cuối năm 2021, tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 của toàn TCTD là 412,7 nghìn tỉ đồng, giảm 6,32% so với cuối năm 2020.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Chính phủ chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Chính phủ chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Thủ tướng nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử; bảo vệ sản xuất trong nước, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Nguyên chủ tịch HĐQT 1 ngân hàng bị đề nghị 28-29 năm tù trong vụ Xuyên Việt Oil

Nguyên chủ tịch HĐQT 1 ngân hàng bị đề nghị 28-29 năm tù trong vụ Xuyên Việt Oil

Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre và nguyên chủ tịch HĐQT tại 1 ngân hàng, bị Viện Kiểm sát đề nghị tổng hình phạt 28-29 năm tù về tội nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Vì mục đích bảo mật, mọi ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Vì mục đích bảo mật, mọi ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ ngày 1/1/2025, tất cả các ứng dụng ngân hàng không được có chức năng ghi nhớ mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng, theo Thông tư 50 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Logistics trọn gói trở thành dịch vụ "hot"

Logistics trọn gói trở thành dịch vụ "hot"

Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.

Thủ tướng: Can thiệp quản lý hành chính vào doanh nghiệp sẽ làm méo mó thị trường

Thủ tướng: Can thiệp quản lý hành chính vào doanh nghiệp sẽ làm méo mó thị trường

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.

Trước ngày Đại hội cổ đông bất thường, Chủ tịch Tập đoàn 911 đột ngột qua đời

Trước ngày Đại hội cổ đông bất thường, Chủ tịch Tập đoàn 911 đột ngột qua đời

Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.