Thứ hai, 06/05/2024

Đề xuất phát hành trái phiếu làm nhà ở xã hội, giải pháp tốt nhưng không dễ thực hiện?

03/04/2024 10:47 AM (GMT+7)

Các chuyên gia kiến nghị, Chính phủ phát hành trái phiếu dài hạn có ưu đãi, miễn thuế. Tiền từ trái phiếu sẽ đưa vào quỹ và cho các ngân hàng vay với lãi suất thấp khoảng 3%. Từ đó, ngân hàng có thể cho người dân vay với lãi suất hấp dẫn hơn.

Đề xuất phát hành trái phiếu làm nhà ở xã hội, giải pháp tốt nhưng không dễ thực hiện?- Ảnh 1.

Một dự án nhà ở xã hội tại TP Thủ Đức đang trong quá trình xây dựng. Ảnh: Quang Duy

Mới đây, Thủ tướng đã có chỉ đạo yêu cầu Bộ Xây dựng cùng các cơ quan nghiên cứu phương án phát hành trái phiếu Chính phủ để hỗ trợ phát triển phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, giải pháp này nếu thực hiện là rất tốt nhưng trên thực tế là không dễ.

Theo TS. Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, các quốc gia ngay trong khối ASEAN như Singapore có quỹ cho nhà ở xã hội phát triển rất hiệu quả.

"Tôi nghĩ rằng cần thiết phải phát triển những quỹ này để không còn phụ thuộc vào nguồn vốn ngân sách", ông Đính nói.

TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng, đa số các dự án nhà ở xã hội tính đến thời điểm hiện nay được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn công, một số dự án do tư nhân thực hiện. DN khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân sách do được bố trí cho các dự án nhà ở xã hội rất ít. Điều kiện, thủ tục phức tạp trong khi nguồn cung nhà ở xã hội còn ít.

Do đó vị chuyên gia cho rằng không nên áp dụng theo các gói, chương trình một vài năm như hiện nay.

"Có thể thành lập quỹ phát triển nhà ở xã hội gồm: Nguồn tiền thu từ quỹ đất cho nhà ở xã hội; Vốn góp từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước; Phát hành trái phiếu chính phủ/chính quyền địa phương; Vốn đối ứng, bổ sung từ các tổ chức tín dụng trong nước; Nguồn vốn ODA, các tổ chức tài chính quốc tế", ông Lực đề xuất.

Về cơ cấu tín dụng cho vay nhà ở xã hội, có thể 40% cho doanh nghiệp và 60% cho người mua nhà. Khuyến khích, tạo điều kiện cho hộ gia đình, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê nhưng phải theo quy hoạch, thiết kế chuẩn.

TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia kinh tế thì đánh giá, việc thành lập quỹ phát triển nhà ở xã hội rất quan trọng, bởi rất khó để ngân hàng dùng nguồn vốn ngắn hạn cho vay dài hạn với lãi suất thấp.

Theo ông Hiếu, quỹ này nên xuất phát từ Chính phủ phát hành trái phiếu dài hạn có ưu đãi, miễn thuế. Tiền từ trái phiếu sẽ đưa vào quỹ, cho các ngân hàng vay với lãi suất thấp khoảng 3%. Từ đó, ngân hàng mới có thể cho người dân vay với lãi suất hấp dẫn được.

"Đây sẽ là giải pháp để tạo ra nguồn vốn quan trọng phát triển nhà ở xã hội, nhưng không dễ để thực hiện", ông Nguyễn Trí Hiếu băn khoăn.

Ở một góc độ khác, TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, đối với chính sách phát triển nhà ở xã hội, Chính phủ và người được thụ hưởng là đối tượng liên quan trực tiếp. Trong khi đó, doanh nghiệp và ngân hàng là đối tượng truyền tải chính sách.

Đây là những đối tượng theo kinh tế thị trường, vì vậy không nên để họ phải "chịu thiệt" như buộc phải cho vay lãi suất thấp, phải chịu mọi rủi ro về chính sách...

Dẫn chứng từ Singapore - quốc gia được đánh giá là giải quyết thành công nhất bài toán nhà ở cho người thu nhập thấp tại châu Á, ông Nghĩa cho hay, bất cứ ai mua nhà ở Singapore đều được hưởng chế độ nhà ở của người dân Singapore và chỉ phải trả 2,5% lãi suất vay ngân hàng. Phần chênh lệch so với lãi suất thị trường được Chính phủ bù đắp. Như vậy ngân hàng không bị ảnh hưởng bởi đã có Chính phủ hỗ trợ.

"Chính phủ nên xem xét thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội, nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội. Trong đó, vốn ngân sách đóng vai trò đầu mối và huy động thêm từ nhiều nguồn lực khác nhau. Trên cơ sở nguồn ưu đãi này, lãi suất cho vay có thể xem xét thấp hơn lãi suất cho vay thương mại bình thường trên thị trường", chuyên gia kinh tế Trương Hiền Phương, khuyến nghị.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.

Ngân hàng, ăn ở cái tên?

Ngân hàng, ăn ở cái tên?

Ngân hàng LPBank vừa quyết định đổi bộ tên mới. Tên viết tắt bằng tiếng Anh họ vẫn để là LPBank, đây là quyết định phù hợp với thị trường, với nhận thức của người tiêu dùng.

Các tập đoàn công nghệ nước ngoài đến Việt Nam rồi đầu tư ở nước khác là bình thường

Các tập đoàn công nghệ nước ngoài đến Việt Nam rồi đầu tư ở nước khác là bình thường

Việc đầu tư của các tập đoàn công nghệ nước ngoài phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó chủ quan liên quan đến sự sẵn sàng của Việt Nam

Phú Quốc thêm một lần bị khách nội quay lưng

Phú Quốc thêm một lần bị khách nội quay lưng

Trong vòng 5 năm trở lại đây, du lịch Phú Quốc chứng kiến nhiều biến động về lượng khách. Từ năm 2023, nỗ lực hút khách nội của địa phương vẫn chưa đạt hiệu quả.

Xe điện hết nóng

Xe điện hết nóng

Tesla được xem là hàn thử biểu đo lường độ nóng của thị trường xe điện; và khác với những năm trước, chiếc hàn thử biểu này đang lạnh dần.

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

49 năm sau ngày thống nhất đất nước với hơn 30 năm đổi mới và phát triển, ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đã “lột xác” theo hướng văn minh, hiện đại.