Thứ ba, 08/10/2024

Điểm nghẽn khiến trái cây, hàng Việt khó tiếp cận nhà giàu Nhật Bản, Hàn Quốc

23/04/2023 7:00 PM (GMT+7)

Các chuyên gia cho rằng hàng Việt có nhiều ưu thế để tiếp cận thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy nhiên, một trong những “điểm nghẽn” khiến doanh nghiệp chật vật là thiếu cập nhật thị trường, đặc biệt xu hướng tiêu dùng thay đổi nhanh chóng hậu Covid-19.

Nhật Bản, Hàn Quốc được cho là thị trường khó tính với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Đưa hàng xuất khẩu qua hai thị trường này, với nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, đó là cả một “ước mơ”.

Tại một hội thảo về thúc đẩy tạo điều kiện xuất khẩu hàng Việt qua Nhật Bản, Hàn Quốc diễn ra mới đây, các chuyên gia đã chỉ ra những điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý để đưa hàng Việt phục vụ người dân tại hai nước này.

Nhu cầu của người Nhật thay đổi nhiều hậu Covid-19

Ông Keigo Yoshida - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM (JCCH) cho biết thị trường Nhật Bản rất tiềm năng với doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần biết người tiêu dùng Nhật cần gì để chủ động tìm hiểu và chuẩn bị.

Ông nhấn mạnh người Nhật luôn chú trọng chất lượng của sản phẩm. Đặc biệt, nhu cầu tiêu dùng tại Nhật thay đổi nhanh chóng sau Covid-19, sản phẩm xoay vòng nhanh, đa dạng để phục vụ được tất cả người dùng.

Điểm nghẽn khiến trái cây, hàng Việt khó tiếp cận nhà giàu Nhật Bản, Hàn Quốc - Ảnh 1.

Thanh long Việt Nam tham gia Tuần hàng Việt Nam tại Hệ thống siêu thị AEON Nhật Bản. Ảnh: MOIT

Để đưa được hàng vào Nhật Bản, ông cho rằng một xu hướng quan trọng là các doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu thị trường, thay vì chờ sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng như trước. Từ trước đến nay, các doanh nghiệp thường xuất khẩu theo container với số lượng lớn, nhưng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc bắt đầu đa dạng sản phẩm trong container xuất khẩu sang Nhật. 

Theo ông, điều này phù hợp xu hướng tiêu dùng sản phẩm vừa đa dạng, vừa xoay vòng nhanh tại Nhật Bản. Tương lai, các nhà bán lẻ Nhật Bản cần nhiều sản phẩm trong một container để phục vụ nhu cầu đa dạng của thị trường.

Ông Keigo Yoshida hiện là Giám đốc cấp cao phụ trách Bộ phận sản phẩm Công ty TNHH Aeon Topvalu Việt Nam. Ông cho biết với nông sản, người Nhật luôn chú trọng độ tươi ngon. Họ vẫn nhập trái cây từ các nước, trong đó có Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.

Ông ví dụ thời gian vận chuyển nông sản từ Việt Nam sang Nhật 6-8 ngày bằng đường thủy, đường hàng không chi phí quá cao thì có nhiều kỹ thuật để đảm bảo độ tươi ngon như sấy khô, đông lạnh. Xoài đông lạnh Việt Nam được ưa chuông tại Nhật. “Xoài tươi xuất khẩu sang Nhật mỗi năm rất hạn chế, nhưng khi đông lạnh, chúng tôi nhập 360 tấn mỗi năm”, ông Keigo Yoshida nói. 

Theo ông, các kỹ thuật mới và việc cắt giảm thời gian đưa hàng từ Việt Nam sang Nhật, bằng việc tối ưu hóa thời gian sản xuất trong ngành dệt may, da giày… sẽ giúp tăng cường kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Nhật.

Người Hàn cần sản phẩm bắt bắt 

Ông Choi Kyu Chul - Phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc tại TP.HCM (Kocham), cho rằng các doanh nghiệp Việt cần ưu tiên tăng khả năng cạnh tranh của hàng Việt tại thị trường Hàn Quốc.

“Sản phẩm trông bắt mắt sẽ bán chạy hơn. Ngoài những nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm vốn có, nếu cho người tiêu dùng và doanh nghiệp Hàn Quốc biết rõ về chất liệu đóng gói, thiết kế, in ấn thì sẽ có ích cho thương mại”, ông Choi Kyu Chul nhấn mạnh.

Điểm nghẽn khiến trái cây, hàng Việt khó tiếp cận nhà giàu Nhật Bản, Hàn Quốc - Ảnh 2.

Phó chủ tịch Kocham cho biết với hàng tiêu dùng, sản phẩm trông bắt mắt sẽ bán chạy hơn tại thị trường Hàn Quốc. Ảnh MOIT

Phó chủ tịch Kocham cho rằng thông qua các cuộc đàm phán bổ sung giữa chính phủ Hàn Quốc và Việt Nam, cần phải liên tục mở rộng các mặt hàng thương mại có thể hưởng ưu đãi thuế lẫn nhau. Chẳng hạn, nhiều loại trái cây tươi của Việt Nam đã được cấp phép xuất khẩu sang Hàn Quốc là dừa, dứa, thanh long, xoài, chuối.

Theo ông, Việt Nam và Hàn Quốc đều có sự liền lạc với lục địa và đại dương, là điều kiện tốt nhất để đầu tư. Tại Hàn Quốc, thành phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu và linh phụ kiện được mua trong lãnh thổ Hàn Quốc vẫn được hưởng ưu đãi thuế khi xuất khẩu. 

Do đó, nếu đẩy mạnh hỗ trợ vốn và tăng cường ưu đãi thuế như áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% đối với các công ty sản xuất tại Việt Nam mua nguyên liệu, phụ liệu từ các công ty Việt Nam khác để sản xuất sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài thì sẽ giúp ích nhiều cho thương mại.

Theo ông trong trung và dài hạn, Việt Nam cần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao và thực hiện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn xã hội hóa, bao gồm đường sá, bến cảng và hàng không; tập trung mở rộng đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ như vật liệu, linh kiện… 

Ông mong Chính phủ Việt Nam sẽ đưa ra nhiều chính sách mới hỗ trợ các ngành công nghiệp, và doanh nghiệp phát triển hơn nữa trong thời gian tới, đặc biệt là hỗ trợ cho các ngành công nghiệp phát triển theo hướng thân thiện với môi trường.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vé tàu Tết Nguyên đán 2025 biến động ra sao?

Vé tàu Tết Nguyên đán 2025 biến động ra sao?

Ngành đường sắt đã chính thức mở bán vé tàu Tết 2025. Theo đó, giá vé năm nay tăng bình quân từ 4% đến 5% so với cùng kỳ Tết 2024 (tùy vào từng cung chặng, thời điểm và mác tàu khác nhau).

Nếm thử trái cây đặc sản Nhật Bản ngay trung tâm TP.HCM

Nếm thử trái cây đặc sản Nhật Bản ngay trung tâm TP.HCM

Quả lê Nhật Bản chỉ có vào mùa thu, giá bán lên đến 300.000 đồng/kg và bán theo quả

TP.HCM đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng cuối năm

TP.HCM đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng cuối năm

Ngành công thương TP.HCM đang tích cực chuẩn bị triển khai kế hoạch bình ổn hàng hóa, kích cầu tiêu dùng, bảo đảm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân dịp cuối năm.

Chỉ cần xách giỏ đi chợ, chị em nội trợ biến Côn Đảo thành đảo xanh trù phú

Chỉ cần xách giỏ đi chợ, chị em nội trợ biến Côn Đảo thành đảo xanh trù phú

Huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) đang trở thành đảo xanh trong mắt du khách. Với mô hình “Xách giỏ đi chợ thay túi ni lông”, người dân nơi đây đang chung tay làm kinh tế tuần hoàn, môi trường xanh giúp ngành “kinh tế không khói” nơi đây phát triển.

Tập đoàn TTC và Sojitz Việt Nam ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược

Tập đoàn TTC và Sojitz Việt Nam ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược

Chiều ngày 3/10 tại TP.HCM, Tập đoàn TTC và Sojitz Việt Nam đã chính thức ký kết biên bản ghi nhớ với nhiều nội dung quan trọng nhằm phát huy thế mạnh của mỗi bên trên các lĩnh vực hoạt động và kinh doanh.

Bổ sung nhiều đoàn tàu từ TP.HCM đi các tỉnh miền Trung dịp Tết 2025

Bổ sung nhiều đoàn tàu từ TP.HCM đi các tỉnh miền Trung dịp Tết 2025

Để phục vụ nhu cầu người dân, ngành đường sắt sẽ bổ sung nhiều đoàn tàu kết nối TP.HCM và các tỉnh miền Trung trong cao điểm Tết Nguyên đán.