Năm nay, Bộ Tài chính đã phê duyệt kế hoạch thanh tra 6 doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó có 4 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và 2 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
Việt Nam là một trong ba quốc gia đầu tiên tham gia hệ thống ACMI. Điều này sẽ giúp thúc đẩy việc luân chuyển xe cộ, hàng hóa qua lại các cửa khẩu biên giới ASEAN diễn ra một cách hiệu quả hơn.
Bộ Tài chính đề xuất nâng gấp đôi mức xử phạt hiện hành, lên mức 90 triệu đồng đến 100 triệu đồng với nhiều hành vi vi phạm bảo hiểm nhân thọ.
Từ nay đến hết năm 2023, Bộ Tài chính sẽ thanh tra tiếp 10 doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó có 5 doanh nghiệp bảo hiểm, 3 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.
Sau thanh tra, Bộ Tài chính yêu cầu 4 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ bổ sung hàng trăm tỷ đồng vào doanh thu để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Số tiền này do doanh nghiệp hoạch toán chi phí chưa đúng quy định.
Trong năm 2022 có gần 1 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được phân phối qua kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance), chiếm 46% doanh số khai thác mới…
Cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm yêu cầu phải chấn chỉnh thẩm định cấp hợp đồng bảo hiểm. Việc thẩm định và cấp hợp đồng bảo hiểm phải bảo đảm phù hợp với khả năng tài chính, mức độ chấp nhận rủi ro bảo hiểm của khách hàng.
Ngành bảo hiểm nhân thọ phát triển nhanh đang giúp các công ty top đầu hái ra tiền với khoản lãi hàng nghìn tỷ đồng, đồng thời có nguồn vốn để gửi ngân hàng hoặc đầu tư cổ phiếu.
Bộ Tài chính cho biết, tính đến hết tháng 7/2022, thị trường bảo hiểm có tổng tài sản ước đạt 764.978 tỷ đồng (tăng 21,35% so với cùng kỳ năm trước), trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 110.601 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 654.377 tỷ đồng.
Quốc hội đã chấp thuận đề xuất của HoREA về việc cho các doanh nghiệp bảo hiểm được phép đầu tư bất động sản trong trường hợp mua cổ phiếu của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc mua chứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng…