Về tình hình đầu tư trở lại nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt 643.443 tỷ đồng (tăng 23,17% so với cùng kỳ năm trước), trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 65.997 tỷ đồng; các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 577.446 tỷ đồng.
Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 136.951 tỷ đồng (tăng 15,24% so với cùng kỳ năm trước). Doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 38.484 tỷ đồng (tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước), lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ước đạt 98.467 tỷ đồng (tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước).
Các doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 31.803 tỷ đồng (tăng 11,05% so với cùng kỳ năm trước), trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 10.684 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 21.119 tỷ đồng.
(Ảnh minh họa)
Trong khi đó, theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV), tính đến 31/5/2022, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 94.279 tỷ đồng, tăng trưởng 16% so với cùng kỳ 2021.
Đối với lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, tính đến hết tháng 5/2022, doanh thu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 27.564 tỷ đồng, tăng 13,1% so với cùng kỳ 2021, bồi thường 7.658 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 27,8% (chưa bao gồm dự phòng bồi thường).
Trong đó, bảo hiểm sức khỏe đứng số 1 về doanh thu, ước đạt 8.512 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30,9%, tăng 20,4% so với cùng kỳ, bồi thường 2.392 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 28,1%. Tiếp đến là bảo hiểm xe cơ giới, ước doanh thu đạt 7.833 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 28,4% trong tổng doanh thu toàn thị trường, tăng 9,5% so với cùng kỳ, bồi thường 2.992 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 38,2%.
Doanh thu bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đạt 1.947 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,1%, tăng 8,1% so với cùng kỳ. Doanh thu bảo hiểm xe cơ giới tự nguyện đạt 5.885 tỷ đồng, tăng 9,9% so với cùng kỳ.
Đối với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, tính hết tháng 5/2022, số lượng hợp đồng có hiệu lực đến cuối kỳ là 13.290.143 hợp đồng, tăng 7,1%. Tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt là 66.715 tỷ đồng, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số tiền bảo hiểm các doanh nghiệp đã chi trả 5 tháng năm 2022 cho các sản phẩm bảo hiểm là 15.567 tỷ đồng.
Tính đến nay, thị trường bảo hiểm có 75 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm (trong đó có 31 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 19 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 23 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài).
Theo công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022, Tập đoàn Bảo Việt có tổng doanh thu đạt 26.676 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng trưởng khả quan 8% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 828 tỷ đồng. Tổng tài sản hợp nhất tại 30/06/2022 vượt mốc 8 tỷ USD, đạt 193.291 tỷ đồng, tăng 14% so với thời điểm 31/12/2021.
6 tháng đầu năm 2022, Bảo hiểm PVI hoàn thành 63,6% kế hoạch năm, đạt tổng doanh thu gần 6.759 tỉ đồng, hoàn thành 118,5% kế hoạch 6 tháng, tăng trưởng 24,2% so với cùng kỳ năm trước.
Người đổ xăng A95 sau 16 chiều nay được tính mức giá mới còn 24.842 đồng/lít, tức giảm 906 đồng/lít so với trước đó. Xăng E5 RON92 cũng giảm 695 đồng/lít, còn 23.502 đồng/lít.
Bain Capital, quỹ đầu tư tư nhân Mỹ với tổng tài sản quản lý khoảng 180 tỷ USD, đã đồng ý đầu tư ít nhất 200 triệu USD bằng vốn cổ phần vào Masan Group, với giá trị mỗi cổ phần là 85.000 đồng.
Nhật Bản đang gia tăng lượng nhập khẩu mì ăn liền từ Việt Nam và Thái Lan dù các sản phẩm Hàn Quốc vẫn có thị phần lớn ở xứ sở mặt trời mọc, theo báo Nikkei Asia.
Giá gas bán lẻ trong nước tháng 10 tiếp tục tăng tháng thứ ba liên tiếp theo đà tăng của giá gas trên thị trường thế giới.
Dù giá cao gần gấp đôi một số loại hồng nhập khẩu, nhưng người tiêu dùng trong nước vẫn thích các loại hồng Đà Lạt hay hồng Tây Bắc do giòn, ngọt...
Điệp khúc "nông sản được mùa, mất giá" không xảy đến cho sản xuất lúa gạo Việt Nam hiện nay mà ngược lại, ngành này đang hoạt động tốt nhờ giá thế giới đang ở mức cao và nguồn cung hạn chế từ một số nước.