Chủ nhật, 28/04/2024

Bảo toàn dòng tiền chờ chu kì mới của thị trường

18/12/2022 7:00 PM (GMT+7)

Nhiều doanh nghiệp bất động sản đang bảo toàn dòng tiền, "thắt lưng buộc bụng", cắt giảm chi tiêu, cơ cấu lại sản phẩm, dự án đang phát triển cho phù hợp với nhu cầu thị trường.

Thị trường tê liệt vì thiếu vốn, doanh nghiệp chật vật tồn tại

Sau giai đoạn dài chật vật bán hàng thể hiện ở mức doanh thu và lợi nhuận bán niên giảm mạnh, hàng loạt doanh nghiệp bất động sản đối mặt rủi ro trong các tháng cuối năm khi tồn kho ngày một tăng cao còn số tiền người mua trả trước không quá lớn vì ảnh hưởng siết tín dụng.

Thực tế phản ánh từ cộng đồng doanh nghiệp cho thấy, nghẽn dòng vốn kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp, ảnh hưởng tiến độ triển khai dự án, qua đó cũng ảnh hưởng đến tiến độ dòng tiền thu về trong tương lai.

Doanh nghiệp bất động sản bảo toàn dòng tiền chờ chu kì mới của thị trường - Ảnh 1.

Một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản phải tinh giản tối đa bộ máy vì thiếu vốn. Ảnh: H.T

Ghi nhận tại thị trường TP.HCM, một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản phải tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động (thậm chí có tập đoàn giảm đến 50% lực lượng lao động) tác động đến vấn đề an sinh xã hội, hoặc phải giảm lương tác động đến cuộc sống người lao động.

Nhiều doanh nghiệp bất động sản "đói vốn" nên phải vay vốn ngoài xã hội với lãi suất rất cao, đầy  rủi ro, hoặc phải bán bớt tài sản, dự án hoặc bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu (thậm chí đến 40% giá hợp đồng).

Việc bán dự án với "giá bèo" có thể tạo lợi thế cho các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài khiến mất đi lợi thế của doanh nghiệp nội địa.

Ông Trần Minh Hoàng - Phó tổng thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, cho hay thanh khoản giảm sâu, ngân hàng tăng lãi suất, nhà đầu tư thiếu niềm tin đã khiến nhièu doanh nghiệp bất động sản, nhân viên môi giới "liêu xiêu", chật vật trước sóng gió của thị trường. Các biến cố, hay những lùm xùm xảy ra tại các doanh nghiệp bất động sản lớn đã khiến nhà đầu tư chùn tay, thanh khoản cũng lao dốc theo.

Ông Nguyễn Minh Nhật - Tổng giám đốc Vạn Xuân Group cho biết có khoản vay 2.000 tỷ đồng đã được ngân hàng duyệt giải ngân, nhưng đến khi tiến hành xây dựng dự án thì bị ngân hàng dừng cho vay vì hết room tín dụng. Sự từ chối bất ngờ này khiến doanh nghiệp hụt vốn để phát triển dự án. Đây là nguyên nhân khiến doanh nghiệp khó khăn chồng chất trong thời điểm cuối năm

Doanh nghiệp cắt giảm chi phí để tồn tại

Các chuyên gia cho rằng hành động tốt nhất lúc này đối với doanh nghiệp bất động sản là bảo toàn dòng tiền, "thắt lưng buộc bụng", cắt giảm chi tiêu, cơ cấu lại sản phẩm, dự án đang phát triển cho phù hợp với nhu cầu thị trường.

Doanh nghiệp bất động sản bảo toàn dòng tiền chờ chu kì mới của thị trường - Ảnh 3.

Doanh nghiệp nên cắt giảm chi phí, thắt lưng buộc bụng. Ảnh: H.T

Theo đó, ông Phạm Thanh Hưng - Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Thế Kỷ (Cen Group) cho rằng các doanh nghiệp phải nỗ lực có doanh thu bằng mọi cách, tạo ra nhiều nguồn thu khác nhau và mở rộng tiềm kiếm thêm các thị trường. Nhận định giai đoạn điều chỉnh này là cơ hội lớn, vị trí trên thị trường sẽ thay đổi nhiều, doanh nghiệp không nên rời mắt khỏi mục tiêu, cần tìm kiếm những cơ hội và chuẩn bị cho chu kỳ phát triển mới trong tương lai.

"Thị trường sẽ điều chỉnh mạnh, đừng lấy mức giá đỉnh của năm 2021 - 2022 làm mức tham chiếu cho dự án mới mà phải bắt đầu lại cuộc hành trình với mức thấp hơn",vị này khuyến nghị.

Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn dành cho các doanh nghiệp bất động sản là cải thiện hồ sơ tín dụng. Bởi vì, ngay sau khi thị trường có tín hiệu đảo chiều, doanh nghiệp có thể tận dụng sức mạnh của tín dụng để đẩy mạnh hoạt động phát triển kinh doanh.

Đồng thời, doanh nghiệp nên phát hành trái phiếu minh bạch và cân nhắc để phù hợp với khả năng trả nợ. Bên cạnh đó cần đưa ra các phương án tài chính hấp dẫn cho người mua nhà và đẩy nhanh pháp lý, tiến độ dự án để có vốn từ nguồn khách hàng trả trước.

Doanh nghiệp bất động sản bảo toàn dòng tiền chờ chu kì mới của thị trường - Ảnh 4.

Các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp cần tìm kiếm những cơ hội và chuẩn bị cho chu kỳ phát triển mới trong tương lai. Ảnh: H.T

Còn theo TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế, nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), lúc này cần phải linh hoạt đối tác, tái cấu trúc, bên cạnh mục tiêu hướng tới, hãy bắt nhịp với xu thế chuyển đổi số. Cung cấp thông tin, dữ liệu về thị trường, giúp thị trường bất động sản minh bạch, phát triển bền vững, củng cố niềm tin cho nhà đầu tư. Đồng thời, tập trung phát triển nhiều hơn các sản phẩm bất động sản có giá phù hợp tại các dự án mới, khi đó thị trường sẽ lưu thông và thanh khoản tốt hơn.

Ngoài ra, Tiến sĩ Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia nhấn mạnh các doanh nghiệp nên cơ cấu lại, kiểm soát rủi ro dòng tiền, lãi suất, tỷ giá... Theo ông Lực, bên cạnh cơ cấu lại các doanh nghiệp nên có phương án cụ thể, khả thi đối với trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn 2023-2024 và đa dạng hóa nguồn vốn (tín dụng, cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư, REIT...). "Dù doanh nghiệp gặp bất kỳ thách thức hay khó khăn thì yếu tố phát triển bền vững và chuyển đổi số là không thể thiếu", vị chuyên gia cho hay.

TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, nhấn mạnh tính cấp thiết của việc giải quyết nhu cầu tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp bởi đây là những "nút thắt" lớn nhất của thị trường. Ông kỳ vọng Chính phủ sớm ban hành Nghị định 153 sửa đổi để tháo gỡ kênh trái phiếu, đồng thời Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng trong thời gian tới.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (ngày 25/4) tiếp tục bị huỷ. Ngân hàng Nhà nước thông báo nguyên nhân do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Rào cản lớn nhất hiện nay là những góc nhìn không đồng thuận với sự tồn tại của "trường chuyên, lớp chọn" từ cấp THCS. Nhưng đừng quên nhu cầu giáo dục trong một xã hội đang phát triển là rất đa dạng.

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Giá USD ở các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng lập đỉnh mới sau thông tin Ngân hàng Nhà nước bắt đầu bán ngoại tệ can thiệp thị trường từ 19-4

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Giá cà phê nhân đã thiết lập kỷ lục mới khi đạt mức hơn 123.000 đồng/kg. Nguyên liệu tăng giá nhưng qua khảo sát, các sản phẩm chế biến sâu phục vụ khách hàng vẫn “nằm im’.

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài 5 ngày được xem là cơ hội cho các ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái "hốt bạc". Song thực tế, đến thời điểm này, số lượng khách đặt thuê xe mới đạt khoảng 20%, thấp hơn mức 50% trong dịp lễ này năm ngoái.