Thứ bảy, 23/11/2024

Doanh nghiệp vận tải "đau đầu" khi hoạt động lại

21/09/2021 7:00 AM (GMT+7)

Nới lỏng giãn cách xã hội, từng bước phục hồi lại các hoạt động kinh tế là tin vui đối với các doanh nghiệp vận tải, nhưng cũng là "cơn đau đầu" đối với chủ những doanh nghiệp này.

Doanh nghiệp vận tải "đau đầu"

Hà Nội và các địa phương đang tiến dần nới lỏng giãn cách xã hội, lên kịch bản để phục hồi hoạt động kinh tế, các doanh nghiệp vận tải từng bước chuẩn bị hoạt động trở lại, nhưng rất "đau đầu" vì thiếu nhân viên, lái xe.

Các doanh nghiệp đang lên kịch bản sớm đưa vận tải hành khách hoạt động trở lại một cách an toàn nhất, đảm bảo ở cấp độ dịch thế nào cũng sẽ có các biện pháp tương ứng, phù hợp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này đang gặp những khó khăn do thiếu hụt lái xe, nhân viên vì giãn cách một thời gian dài.

"Cơn đau đầu" của doanh nghiệp vận tải khi hoạt động trở lại - Ảnh 1.

Bến xe Mỹ Đình cổng đóng then cài trong những ngày Hà Nội giãn cách xã hội. Ảnh: Dân Việt

Nguyên nhân dẫn tới thiếu nhân viên là lái xe, phụ xe, nhân viên đã nghỉ việc để xin đi làm việc khác, do họ không thể chờ đợi quá lâu vào việc nởi lỏng giãn cách xã hội, mở cửa lại nền kinh tế.

Bà Trịnh Mai, chủ doanh nghiệp vận tải Thanh Phong cho biết: "Doanh nghiệp có 50 nhân viên là lái xe và phụ xe, nhưng hơn 50% xin nghỉ việc để tìm việc khác mưu sinh nuôi sống gia đình".

"Khó khăn hơn, do phương tiện đã dừng hoạt động một thời gian dài, chúng tôi sẽ phải chi trả một khoản rất lớn để duy tu, bảo dưỡng lại phương tiện, Sau đó, khi xác định các phương tiện đảm bảo an toàn thì mới đưa vào hoạt động lại", bà Mai cho hay.

Tương tự, ông Khúc Hữu Thanh Hải, Giám đốc công ty CP vận tải thương mại và dịch vụ Đất Cảng (Hải Phòng) cho biết, đơn vị có 300/400 lái xe đã nghỉ việc sau thời gian dài giãn cách xã hội. Đây là tình trạng chung của ngành vận tải, chứ không riêng gì doanh nghiệp vận tải nào khác.

"Việc lái xe xin nghỉ việc để tìm việc mưu sinh khác là điều tất yếu của cuộc sống, chúng tôi phải chấp nhận điều đó", ông Hải cho hay.

Theo ông Hải, hầu hết doanh nghiệp vận tải khách tuyến cố định đều rơi vào tình trạng tương tự khi lái xe nghỉ việc hàng loạt, tìm việc khác để mưu sinh do vận tải nghỉ quá lâu. Để chuẩn bị hoạt động lại, doanh nghiệp đều phải tuyển dụng lại nhân sự để hoạt động.

"Là doanh nghiệp vận tải, chúng tôi mong muốn các địa phương thống nhất cách kiểm soát dịch đồng bộ để khi nới lỏng giãn cách xã hội, doanh nghiệp có thể hoạt động an toàn đảm bảo vận tải hành khách, và hàng hóa hoạt động trở lại", ông Hải mong muốn.

Để đảm bảo hồi phục các hoạt động vận tải, Bộ GTVT đang chỉ đạo Tổng cục đường bộ Việt Nam, các cục chuyên ngành xây dựng phương án vận tải khi các địa phương nới lỏng giãn cách xã hội. Phương án vận tải sẽ có tính kết nối giữa các phương thức và có những nguyên tắc nhất định, đảm bảo việc đi lại, chống ùn tắc, thuận lợi cho người dân, theo quy định phòng chống dịch của địa phương.

"Cơn đau đầu" của doanh nghiệp vận tải khi hoạt động trở lại - Ảnh 2.

Các phương tiện của công ty CP vận tải thương mại và dịch vụ Đất Cảng tạm dừng hoạt động đang chờ ngày hoạt động trở lại. Ảnh: Thanh Hải

Mở cửa từng bước

Đại diện Bộ GTVT cho biết, việc vận tải hành khách có sớm hoạt động trở lại hay không còn tùy tình hình kiểm soát dịch Covid-19 của các địa phương. Điều kiện để hoạt động trở lại là mở cửa từng bước theo từng giai đoạn. 

"Các doanh nghiệp vận tải muốn hoạt động trở lại thì phải đảm bảo nhân viên đã tiêm đủ 1 hoặc 2 mũi vaccine. Doanh nghiệp phải xây dựng kịch bản, phương án phòng chống dịch Covid-19 khi hoạt động trở lại trong tình hình mới", đại diện Bộ GTVT cho hay.

Theo Tổng cục đường bộ Việt Nam, đối với địa phương thực hiện chỉ thị 15, hoạt động vận tải vẫn phải tạm dừng hoặc tổ chức lại giao thông để hạn chế đi lại từ vùng có dịch đến các địa phương khác. Tùy loại hình vận tải, địa phương cho phép mở lại hoạt động vận chuyển hành khách với chuyến xe, số lượng xe không vượt quá 30% so với bình thường và bắt buộc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Đối với vùng thực hiện chỉ thị 19, các vùng sẽ tổ chức lại giao thông công cộng. Tùy theo loại hình vận tải, địa phương cho phép mở lại hoạt động vận chuyển hành khách công cộng với chuyến xe, số lượng xe không vượt quá 50% so với bình thường, bắt buộc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

Với trạng thái bình thường mới, địa phương cho phép hoạt động vận tải hành khách công cộng trở lại trạng thái hoạt động bình thường, khuyến khích lái xe, hành khách áp dụng các biện pháp phòng chống dịch.

Việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa của các địa phương thực hiện chỉ thị 15, chỉ thị 19 sẽ theo hướng tập trung thực hiện tăng cường các biện pháp phòng chống dịch để tránh đứt gãy chuỗi sản xuất ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, nhu cầu thiết yếu của người dân. Hoạt động vận chuyển hàng hóa bình thường, khuyến khích lái xe, người xếp dỡ trên xe áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Y tế.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường

Doanh nghiệp bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường

Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Thời điểm này, các nhà sản xuất đã bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường. Nhiều đơn vị bán lẻ rầm rộ tổ chức kết nối với các doanh nghiệp, khách hàng lớn để bán hàng Tết.

Hút xì gà sẽ phải đóng thêm bao nhiêu tiền thuế?

Hút xì gà sẽ phải đóng thêm bao nhiêu tiền thuế?

Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.

Khách mua vé máy bay Tết tăng cao, các hãng hàng không gấp rút tăng tải

Khách mua vé máy bay Tết tăng cao, các hãng hàng không gấp rút tăng tải

Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.

Những dịch vụ hái ra tiền nhờ chị em đi làm đẹp sớm đón Tết

Những dịch vụ hái ra tiền nhờ chị em đi làm đẹp sớm đón Tết

Những ngày qua, các cơ sở làm đẹp phun môi, phun chân mày, chăm sóc da, trị nám… tại TP.HCM đang khá nhộn nhịp nhờ các khách hàng nữ tranh thủ đi làm đẹp sớm đón Tết.