Thứ năm, 21/11/2024

Doanh nghiệp xuất khẩu qua đường biển bày cách chinh phục 25 thị trường khó tính

21/01/2022 6:30 PM (GMT+7)

Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Ameii Việt Nam cho rằng các doanh nghiệp cần phải có mối quan hệ và hợp tác với các hãng tàu, chủ động container rỗng.... qua đó giúp làm các thủ tục và xuất khẩu nhanh hơn.


Doanh nghiệp chuyên xuất khẩu trái cây qua đường biển bày cách chinh phục 25  thị trường khó tính - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Khắc Tiến, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Ameii Việt Nam chia sẻ tại Tọa đàm: "Tìm giải pháp căn cơ cho nông sản xuất khẩu Trung Quốc" sáng 21/1. Ảnh: Phạm Hưng

Xuất khẩu chính ngạch sẽ giữ thế chủ động

Ông Nguyễn Khắc Tiến, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Ameii Việt Nam cho hay: Công ty chúng tôi xuất khẩu trái cây vùng miền đến các quốc gia, hiện nay đang có quan hệ giao thương với 25 quốc gia.

Trong đó, chúng tôi ít xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc mà doanh nghiệp của tôi thường xuất khẩu bằng đường biển sang các nước khác.

Thời gian vừa qua, ngày nào chúng ta cũng nghe đến câu chuyện ùn ứ nông sản ở cửa khẩu. Để không rơi vào tình trạng này, chúng tôi luôn phải chủ động và hoàn thiện về mặt quy trình sản xuất, xuất khẩu.

"Cũng phải nói là xuất khẩu chính ngạch có thuận lợi như chủ động về nhiều mặt. Doanh nghiệp của chúng tôi đã hoàn thiện quy trình xuất khẩu nên luôn chủ động và hạn chế được rủi ro.

Chúng tôi thấy rất buồn về hiện tượng ùn tắc, nhưng đây vừa là động lực để chúng ta thay đổi.

Chúng tôi tiếp cận nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, chế biến, nhiều doanh nghiệp quen xuất khẩu tiểu ngạch nên thấy xuất khẩu chính ngạch còn mới. Theo tôi, không chỉ một sớm, một chiều có thể thay đổi được nhưng các đơn vị phải thay đổi sớm để tránh rủi ro", Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Ameii Việt Nam nói và khuyến cáo: Các doanh nghiệp này cần thay đổi để có cách tiếp cận mới. Tôi thấy đa phần hoạt động xuất khẩu tiểu ngạch đều có bóng dáng thương nhân Trung Quốc sang đặt hàng, nên chúng ta cần phải có thay đổi. Chúng tôi đang bắt tay với các doanh nghiệp chế biến, sản xuất để xuất khẩu chính ngạch nên mọi công việc luôn thuận lợi.

Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Ameii Việt Nam, chúng ta rất cần nghiệp vụ thuần túy đảm bảo doanh nghiệp có thể chủ động tìm kiếm được khách hàng chính thống chứ không thể để thương nhân sang tìm kiếm.

Nhưng từ trước đến nay ở Việt Nam đa phần các thương nhân Trung Quốc sang làm việc và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của mình bị động.

"Từ 1/1/2022, Lệnh 248 và Lệnh 249 về quản lý giám sát an toàn thực phẩm của Trung Quốc sẽ có hiệu lực, chúng tôi tiếp cận các cơ quan hải quan Trung Quốc để làm tờ khai nhanh, thuận lợi. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu ở trong nước đã nhờ chúng tôi khai hộ do không có nghiệp vụ, qua đây cho thấy các đơn vị này cần phải thay đổi cách tiếp cận và hoàn thiện quy trình tiếp cận để có thể làm công việc này thuận lợi, qua đó giúp các doanh nghiệp xuất khẩu bền vững hơn", ông Tiến chia sẻ.

Doanh nghiệp chuyên xuất khẩu trái cây qua đường biển bày cách chinh phục 25  thị trường khó tính - Ảnh 3.

Hàng nghìn xe chở nông sản ùn ứ tại các cửa khẩu chờ thông quan xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh: Quỳnh Chi

Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất

Trao đổi tại tọa đàm "Tìm giải pháp căn cơ cho nông sản xuất khẩu Trung Quốc" sáng 21/1, ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp - nông thôn, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng: Quan hệ xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam – Trung Quốc từ trước đến nay và trong tương lai, đây vẫn là thị trường lớn nhất. Từ năm 2010 đến 2020, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 4,27 lần, đây là con số rất lớn.

Nhiều mặt hàng nông sản của chúng ta xuất khẩu sang Trung Quốc với sản lượng lớn như gạo, gỗ, rau quả, thủy sản, sắn,… Trong quan hệ xuất khẩu chúng ta có rất nhiều hiệp định thương mại, mới nhất là Hiệp định RCEP.

Ngoài ra, Việt Nam – Trung Quốc là 2 nước láng giềng. Hai Đảng, Nhà nước đều xác định xây dựng quan hệ chiến lược. Tuy nhiên xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc không phải năm nay mới ùn ứ. Vừa qua, có thời điểm tồn ứ nông sản lên tới 6.000 xe.

Theo ông Tiến, các năm trước cũng có tình trạng này, tuy nhiên, năm nay, Trung Quốc thực hiện chiến lược “Zero Covid” trong khi Việt Nam bùng phát dịch trở lại. Mặt khác trong quan hệ nông sản, Trung Quốc đã chuyển từ tiểu ngạch sang chính ngạch. Trong khi đó, sản lượng hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đường chính ngạch vẫn còn rất ít.

Ông cho biết, mới đây, Ban Kinh tế Trung ương có nghiên cứu đề án đẩy mạnh xuất khẩu nông sản xuất khẩu Trung Quốc. Qua đó, khảo sát các cửa khẩu lớn ở các tỉnh như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai,…

Một số lưu ý lớn để đảm bảo tính bền vững cần từ khâu sản xuất, chế biến, thương mại. Ngoài ra, gắn sản xuất với nhu cầu, thực tiễn. Mới đây, Thường trực Ban Bí thư cũng đã nhấn mạnh, sản xuất phải theo nhu cầu đặt hàng, đảm bảo chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm.

Hiện nay, khâu kết nối từ sản xuất tới thị trường còn thiếu gắn kết. Trong chuỗi, yếu tố thứ 2 là các kho lạnh, logistic còn yếu. Yếu tố tiếp theo là chúng ta chưa theo đúng chính sách nhập khẩu của Trung Quốc, kiểm soát rất chặt chẽ về tiêu chuẩn chất lượng.

"Vừa qua, các phương tiện thông tin đại chúng đều đã nêu rõ về việc xuất khẩu chính ngạch sẽ được ưu đãi 7% thuế. Ngoài ra, việc các thương nhân, thương lái ở Trung Quốc sang mua bán ở Việt Nam tính rủi ro cao. Vì vậy để ổn định thương mại, tăng sản lượng xuất khẩu cần kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất. Ngoài ra, để giảm thiệt hại cần tăng cường đàm phán", ông Tiến khẳng định.


Ông Nguyễn Khắc Tiến cho biết, thực ra việc chuyển xuất khẩu từ đường bộ sang đường biển không gặp khó khăn gì nếu doanh nghiệp chủ động.

Tuy nhiên, quy trình thủ tục xuất khẩu đường biển không dễ dàng như đường bộ, đặc biệt là trong việc hoàn thiện thủ tục, tìm container rỗng, tàu vận chuyển...

Hiện, tình trạng khan hiếm vỏ container, tìm tàu xuất khẩu là câu chuyện không đơn giản, đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu phải tính toán cẩn thận mới làm được.

Theo ông, nếu chúng ta khai thác, hợp tác ổn định với các hãng tàu thì sẽ làm thủ tục, xuất khẩu nhanh và thuận lợi.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Ngân hàng Nhà nước nên điều hành tỷ giá thế nào sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Ngân hàng Nhà nước nên điều hành tỷ giá thế nào sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Giám đốc phân tích tại BSC lưu ý: Các chính sách của ông Donald Trump nhiều khả năng sẽ gây áp lực lên tỷ giá cho các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có VNĐ. Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các kịch bản thận trọng hơn.

Thị trường rung lắc theo cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Thị trường rung lắc theo cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra quá kịch tính. Màu xanh [của đảng Dân Chủ] và màu đỏ (của đảng Cộng Hòa) thi nhau nhảy lên nhảy xuống ở 7 bang chiến địa Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona, Bắc Carolina.

CEO nhảy nhót thì có gì hay?

CEO nhảy nhót thì có gì hay?

Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ

Cát-xê 2 tỉ đồng và văn hóa phông bạt

Cát-xê 2 tỉ đồng và văn hóa phông bạt

Ca sĩ hạng S ở Việt Nam, tức là hạng Super, tức là Siêu Sao, tức là hạng cao hơn cả hạng A, có cát-xê 2 tỉ đồng một show, liệu có quá cao hay không?

Giá vàng liên tục tăng cao chưa từng thấy, các chuyên gia đều đồng thuận dự báo một kịch bản

Giá vàng liên tục tăng cao chưa từng thấy, các chuyên gia đều đồng thuận dự báo một kịch bản

Giá vàng trong nước và trên thế giới đều liên tục tăng cao trong những ngày qua. Vậy, trong thời gian tới, kịch bản về giá của kim loại quý này là gì?

Nghĩ từ cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia

Nghĩ từ cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia

Cuộc thi gameshow kiến thức học sinh Olympia năm 2024, nam sinh người Huế bấm được nút giành quyền trả lời câu hỏi; chưa trả lời thì bạn đã la hét hò reo, lăn ra sàn ăn mừng chiến thắng. Dư luận có người khen nhưng cũng có người nghĩ khác.